• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Đá quý: Ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
17/11/2020 08:47 GMT+7

Gặp nữ doanh nhân Ngô Minh Hằng người ta ngỡ là một hoa hậu độ tuổi ngoài 30 chứ không phải là một doanh nhân đầy bản lĩnh trên thị trường khá nhạy cảm là vàng bạc. Đường nét thanh tú, vóc dáng mảnh mai, giọng nói Hà Nội truyền cảm, cô là một trong hai con gái cưng của thương hiệu vàng bạc Bảo Tín – Bảo Tín Thanh Vân (một dòng họ nổi tiếng với nghề kinh doanh vàng bạc, trang sức, đá quý lâu đời ở Hà Nội).

 Tôi đã bước vào nghề kinh doanh vàng bạc, đá quý bằng trải nghiệm của cha mẹ, truyền thống gia đình và bằng cả tình yêu cái đẹp của mình.
Từng có ý định viết hồi ký, chắc hẳn chị phải có rất nhiều trải nghiệm phong phú trong cuộc sống?

Tôi lớn lên ở một gia đình buôn bán. Thời bao cấp, thập niên 70, 80, 90 thì buôn bán bị cấm đoán rất gắt gao. Tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày vắng lạnh, cô đơn. Mẹ thì đi suốt ngày. Nhà cửa liên tục bị khám xét. Bạn bè xa lánh – không ai chơi với nhà con buôn như tôi cả. Tôi khi đó chỉ ao ước, giá bố mẹ tôi là công nhân như hàng xóm thì tốt biết bao. Ở khu phố gia đình của tôi, phố Trần Nhân Tông, sát với chợ Hôm, nườm nượp người và xe, nhưng ngoài việc học hành, tôi chỉ có hai việc đó là loanh quanh bên bà ngoại xem bà làm việc, giao dịch và chơi ngắm cỏ cây, hoa lá. Có lẽ tình yêu thiên nhiên và tâm hồn mơ mộng cũng từ đó mà ra. Bà ngoại tôi là điển hình của một phụ nữ Bắc nói chung, phụ nữ Hà Nội xưa nói riêng. Mẹ tôi cũng thế. Tất cả họ đều đảm đang, tháo vát, nhanh nhẹn, xốc vác, một tay làm nên sự nghiệp, một tay nuôi dạy, xây dựng cho con cái. Tôi khi đó không bao giờ muốn như mẹ và bà cả. Tôi muốn làm cô giáo, có một gia đình bé, êm ấm bình dị với cái bếp dầu và nồi cơm rang tóp mỡ…

Thế nhưng, đó là muốn thôi, lên cấp 3 thì tôi đi du học. Tôi chọn Hà Lan. Một phần trong lý do đó thì Hà Lan là đất nước của những cánh đồng, những ruộng hoa, những chiếc xe đạp sắc màu và hàng ngàn chiếc cối xay gió – bấy nhiêu đủ thỏa thích cho tâm hồn lãng mạn của tôi. Thế nhưng, đó cũng là mê thôi. Kết thúc chương trình đại học tôi trở về Việt Nam và bắt đầu công việc mẹ tôi chỉ dạy.

 Tiếp nhận cơ ngơi của cha mẹ, tôi đã thổi vào đó sự lãng mạn của mình qua các bộ sưu tập đá quý trước mỗi mùa thời trang để thương hiệu Bảo Tín - Thanh Vân được đến với đông đảo người tiêu dùng
 Giám đốc điều hành tốt nghiệp từ trường Đại học danh tiếng của nước ngoài về đã tạo nên sự thay đổi Bảo Tín – Thanh Vân?

Tôi đi học ở nước ngoài về. Trong tôi là những định nghĩa, tình huống, kiến thức, con số quản trị rất chuyên nghiệp, hiện đại của kinh tế thế giới. Mà gia đình tôi lại là gia đình buôn bán. Kinh doanh khác với buôn bán đó chị. Và tôi học lại từ đầu mọi thứ. Tôi làm việc trên trải nghiệm cực kỳ quý báu của cha mẹ mình. Tôi tiếp nhận, thu thập, xây dựng kinh nghiệm, toan tính của cha mẹ mình trên nền tảng những gì đất nước Hà Lan dạy cho tôi. Ơn trời, nó cũng vận hành đúng quỹ đạo, trong cái mối Đông – Tây, Kim – Cổ ấy. Khi tôi tiếp nhận, Bảo Tín Thanh Vân chỉ đơn thuần là doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng, vàng ta… Nhưng tới tôi – một con người lãng mạn, tôi tìm mọi cách, loay hoay, xoay xở để thổi vào đó tất cả những gì tôi yêu thích, mơ ước. Tôi định hình dòng trang sức. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho đá quý. Những viên đá bé xíu, lấp lánh, trong suốt mà ẩn chứa vô vàn ngôn ngữ khiến tôi bị mê hoặc tới phát điên. Tôi có cảm giác đá hiểu tôi. Khi tôi buồn, nó như những giọt nước mắt trong suốt. Khi tôi vui, nó như ánh mặt trời, ánh sao đêm, ánh trăng đêm rằm. Ranh giới giữa khổ đau, đôi khi hiện thân là viên đá. Tôi càng ngày càng biết ơn cha mẹ mình. Ông bà đã chuyển lại cho tôi một doanh nghiệp bền vững, một thương hiệu đẹp đẽ, uy tín. Ông bà kiên nhẫn đi với tôi cho tới ngày trưởng thành. Bao nhiêu lần tôi vấp ngã, khổ đau. Bao nhiều lần tôi tan tác điền sản (có những đêm, chỉ chợp mắt thôi, mở ra tôi mất cả triệu đô trong tích tắc) mà ông bà không một lần ngăn trở, cấm đoán, chỉ phân tích, khuyên bảo…

 Tôi đã tìm cách hóa giải đi sự chính xác đến khô khan của thị trường kim hoàn bằng cách thổi vào chúng các say mê, sáng tạo nghệ thuật của bản thân mình và tôi tin đó cũng là sở thích của nhiều phụ nữ. 
 Nói gì thì nói, nó cũng thuận lợi do được xây trên tài nghệ thiết kế của chị – một bản năng nghệ thuật như chị chia sẻ chứ?

Tôi tự tin với thiết kế của mình. Xấu đẹp do thẩm mỹ, góc nhìn, quan niệm của mỗi người. Nhưng chắc chắn, mỗi tác phẩm do tôi tạo ra đều hoàn mỹ (ít nhất là theo sự đánh giá ngặt nghèo của chính tôi). Sau bản phác thảo chì do chính tay tôi thực hiện thì là bản đồ họa 3D, tạo phôi, dựng chỉnh mẫu, đầy đủ công đoạn chuyên nghiệp nên 100% sản phẩm không tì vết. Tuy nhiên, đó chỉ là khâu kỹ thuật thôi. Tôi tự tin chính là vì mỗi sản phẩm, mỗi thiết kế là một câu chuyện. Hàng chục ngàn ngày ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường, hàng trăm cuốn sách, truyện tôi đã đọc, đã nghe đều có thể là những chi tiết trên các thiết kế do tôi sáng tạo ra. Điều tôi thỏa nguyện nhất là ở trong các thiết kế của mình, tôi được vẽ lên những điều tôi yêu thích. Sự mềm mại thăm thẳm của mặt biển trên những viên ngọc màu lam, sự líu lo, rạng rỡ của họa mi trên những viên hồng ngọc hay sự lãng mạn, tinh khiết của những bông mai trắng muốt… Tôi dường như đã tìm thấy chính mình khi được thỏa sức bung tỏa với những sáng tạo không biên giới trong các bộ sưu tập mỗi mùa như thế.

 Khác với thời của cha mẹ mình, tôi muốn - đã và đang xây dựng một hình mẫu doanh nghiệp, một văn hóa công ty ấm áp, gắn bó tựa gia đình cùng các cộng sự trẻ năng động.
 Một thiết kế ví dụ, với đầy đủ ý nghĩa của nó?

Đón chờ mùa cưới năm nay và mùa tình yêu 2021 (14.2.2021 – PV), tôi đang xây dựng bộ sưu tập nhẫn cưới mang họa tiết Baroque. Đó là những tổ hợp hình hoa lá cách điệu hay những hình khối đan cài linh hoạt trên khuôn vàng, vàng trắng. Tôi khá thích thú với loại họa tiết này. Nó vừa sang trọng ở sự cầu kỳ trên các đường nét uốn lượn, mềm mại khác biệt, lại vừa bí ẩn quyến rũ ở các hình khối đan cài đầy kịch tính. Tôi tưởng tượng nó như là sự mô tả cá tính của người phụ nữ: phức tạp nhưng rất kích thích khám phá. Đồng thời nó lại như là cá tính mạnh mẽ, góc cạnh, gai góc của người đàn ông. Phá bỏ truyền thống, hướng đến sự thích hợp hiện đại. Tìm được niềm vui, trải nghiệm hạnh phúc trong những điều mới mẻ. Đó là thông điệp của tôi với bộ sưu tập này.

 Họa tiết baroque sang trọng và đậm tính thời trang là cảm hứng cho bộ sưu tập mùa cưới tới của Bảo Tín - Thanh Vân, do chính NTK - CEO Ngô Minh Hằng xây dựng.
 Và đó cũng là thông điệp chị dành cho chính mình?

Có lẽ thế. Suốt chặng đường đã qua, có những lúc xúc cảm tột cùng nhưng tôi luôn thấy mình may mắn vì hành trang sống của mình được tròn vẹn, đầy đặn bởi những điều như vừa nói ở trên.

Cảm ơn chị. Chúc chị luôn xinh đẹp và hạnh phúc !
 HIện đại, năng động, sắc sảo, giàu kiến thức chuyên môn nhưng CEO Ngô Minh Hằng lại là người phụ nữ gốc Hà Thành rất đảm đang, tháo vát, yêu nếp sống, thời trang truyền thống...
 
 
Top
Top