Đa sắc cơm tấm Sài Gòn

17/04/2013 14:06 GMT+7

Để nói về cơm tấm Sài Gòn, tôi nghĩ có lẽ là... vô tận. Người Sài Gòn ăn cơm tấm chắc cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở, hoặc có khi là nhiều hơn. Vì làm sao thống kê nổi có bao nhiêu tiệm cơm tấm ở Sài Gòn này? Thú vị là ở chỗ, từ xa xưa đây là món ăn của giới bình dân lao động miệt lục tỉnh thuộc Nam kỳ. Rồi cơm tấm theo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong bữa ăn của giới lao động, học sinh sinh viên, viên chức… Ngày đó món ăn này được xem như thứ "cơm nhà nghèo" do cách tận dụng những hạt tấm (chút đầu mày màu trắng đục nơi đầu hạt gạo) và gạo gãy trong xay xát để nấu thành cơm. Còn ngày nay ư? Trớ trêu thay hàng ngày người ta phải tốn công làm nát hạt gạo thường để tạo ra gạo tấm phục vụ cho gần 10 triệu dân Sài Gòn này. Nói về cơm tấm, cũng là nói về thói quen ăn cơm dĩa của người Sài Gòn. Vào khoảng năm 1945, nhà văn Sơn Nam đã thuật lại việc ra đời của "cơm dĩa" như sau: "Món ăn tự chọn phổ biến nhất là cơm dĩa, dùng muỗng nĩa, ăn với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép, trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm lúc ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ nhất, hoặc ăn bì bún, nem nướng, bánh xèo thay cơm".

 Đa sắc cơm tấm Sài Gòn 1
Cơm sườn bì chả đặc trưng

Để nói về cơm tấm Sài Gòn, tôi nghĩ có lẽ là... vô tận. Người Sài Gòn ăn cơm tấm chắc cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở, hoặc có khi là nhiều hơn. Vì làm sao thống kê nổi có bao nhiêu tiệm cơm tấm ở Sài Gòn này? Thú vị là ở chỗ, từ xa xưa đây là món ăn của giới bình dân lao động miệt lục tỉnh thuộc Nam kỳ. Rồi cơm tấm theo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong bữa ăn của giới lao động, học sinh sinh viên, viên chức… Ngày đó món ăn này được xem như thứ "cơm nhà nghèo" do cách tận dụng những hạt tấm (chút đầu mày màu trắng đục nơi đầu hạt gạo) và gạo gãy trong xay xát để nấu thành cơm. Còn ngày nay ư? Trớ trêu thay hàng ngày người ta phải tốn công làm nát hạt gạo thường để tạo ra gạo tấm phục vụ cho gần 10 triệu dân Sài Gòn này.

Nói về cơm tấm, cũng là nói về thói quen ăn cơm dĩa của người Sài Gòn. Vào khoảng năm 1945, nhà văn Sơn Nam đã thuật lại việc ra đời của "cơm dĩa" như sau: "Món ăn tự chọn phổ biến nhất là cơm dĩa, dùng muỗng nĩa, ăn với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép, trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm lúc ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ nhất, hoặc ăn bì bún, nem nướng, bánh xèo thay cơm".

Cũng có lẽ từ nguồn gốc đó mà cơm dĩa Sài Gòn lúc nào cũng phải đi cùng bộ muỗng nĩa tương tự như phong cách ẩm thực Âu châu. Điều này cũng tương ứng với cách ăn cơm dĩa ở Singapore, Malaysia, Thái Lan... phần lớn xuất phát từ "sáng kiến" của người Hải Nam di cư. Phổ biến và xuyên suốt nhất có lẽ là món cơm gà Hải Nam, loại cơm dĩa mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nơi đâu có cộng đồng người Hoa sinh sống. Và tất nhiên là khi ăn không thể thiếu muỗng nĩa được.

 Đa sắc cơm tấm Sài Gòn 2
Nếu ngán sườn bì chả, bạn có thể ăn kèm với ốp la, lạp
xưởng hay xíu mại

Cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất nhiều, bất kể là cao cấp hay bình dân, máy lạnh hay quạt máy, vỉa hè lụp xụp hay quán xá khang trang... Có thể kể sơ qua vài cái tên như cơm tấm An Dương Vương, cơm tấm số 1 Nguyễn Trãi, cơm tấm sườn Nguyễn Văn Cừ... Từ chỗ chỉ với thành phần đơn giản là bì, chả và sườn, nay đã có thêm khá nhiều món ngon ăn kèm như xíu mại, lạp xưởng, thịt kho hột vịt, hay thậm chí là tôm càng kho tàu... món sườn nướng từ nguyên bản nay đã phát triển thêm sườn non nướngsườn chéo để nguyên...

Người mê cơm tấm Sài Gòn chắc ai cũng biết quán cơm Ba Ghiền trên đường Đặng Văn Ngữ (quận Phú Nhuận). Nếu đi đường Lê Văn Sỹ (hướng từ cầu Lê Văn Sỹ xuống Lăng Cha Cả), qua nhà thờ Ba Chuông một chút và quẹo phải vào đường Đặng Văn Ngữ, bạn sẽ thấy ngay một ống khói cao vút từ xa phục vụ cho lò nướng sườn của quán. Miếng sườn ở đây được ướp theo một bí quyết riêng rất đậm đà, đồng thời kích cỡ cũng rất "chất lượng" nên hầu hết thực khách một khi đã cất công đến đây đều gọi món này. Không chỉ vậy mà những món ăn kèm khác cũng khá hấp dẫn như lạp xưởng to theo kiểu miền Tây, trứng ốp la (được chiên nhúng - deep fried) chứ không phải chiên trên chảo như thường thấy. Đặc biệt là phần xíu mại có "cải biên" một chút ở phần nhân với bún tàu thêm vào cũng khá ngon. Chan đều nước mắm lên dĩa rồi từ từ cảm nhận vị ngon trong từng hạt cơm và những món đi kèm, mới thấy hết cái tinh túy của món ăn này.

 

Một địa điểm lý tưởng để thưởng thức và cảm nhận sắc diện cơm tấm Sài Gòn. Cơm tấm, chỉ 2 chữ thôi nhưng gợi nhớ được bao điều. Là thứ "cơm nhà nghèo" - tận dụng những hạt tấm và gạo gãy, hay là văn hóa cơm dĩa của người Sài Gòn? 

P.V

 Đa sắc cơm tấm Sài Gòn 3

Cơm tấm Ba Ghiền
84 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận
Mở cửa: 7h30 sáng đến 10h tối
Giá: Cơm sườn bì chả (55.000đ), cơm trứng, xíu mại, lạp xưởng (40.000đ).

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.