Phương thức tuyển sinh sẽ đa dạng, bao gồm xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo
quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội; xét tuyển thí sinh có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 và các phương thức khác (thông qua các chứng chỉ SAT, A-LEVEL, IELTS).
Thời gian xét tuyển đợt 1 dự kiến từ ngày 12.7 đến ngày 31.7.2020 đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi
THPT quốc gia năm 2020; từ ngày 10.7 đến trước ngày 31.7.2020 đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp kết quả thi 2 môn thi THPT quốc gia và chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên; từ ngày 10.7 đến trước ngày 20.8.2020 đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển SAT, A-Level.
Căn cứ vào
kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tương ứng đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 để
xét tuyển.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60), chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả ký thi SAT là 1100/1600 hoặc 1450/2400 (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh
quốc tế tương đương, với điều kiện chứng chỉ còn hạn sử dụng trong 2 năm kể từ ngày dự thi và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn toán hoặc môn văn).
Ngoài các ngành hiện có, các thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ mở thêm 17 ngành học mới. Cụ thể,
Trường đại học Khoa học tự nhiên có thêm các ngành học khoa học dữ liệu, kỹ thuật điện tử và tin học, quản lý phát triển đô thị và bất động sản, khoa học và công nghệ thực phẩm, công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường.
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn có thêm các ngành quốc tế học, Hàn Quốc học, văn hóa học. Trường đại học Kinh tế có thêm ngành
kinh tế phát triển. Trường đại học Giáo dục có thêm ngành sư phạm lịch sử và địa lý, giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non. Khoa Y dược có thêm ngành điều dưỡng. Khoa Quốc tế có thêm ngành marketing, quản lý. Khoa Quản trị kinh doanh có thêm n ngành marketing và truyền thông. Trường đại học Việt Nhật có thêm ngành Nhật bản học.
Thông tin xét tuyển của từng đơn vị thành viên cụ thể như sau:
Ghi chú:
- Những ngành được đánh dấu màu vàng là ngành mới - dự kiến tuyển sinh năm 2020
- (*) Chương trình đào tạo thí điểm
- (**) Chương trình thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo. Thí sinh tham khảo mức học phí và điều kiện phụ về tiếng Anh của từng chương trình quy định tại đề án thành phần của trường đại học thành viên, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- (***) Các ngành đào tạo có chỉ tiêu xét tuyển theo từng tổ hợp (ngành luật học - hệ chuẩn và các ngành của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn).
- (****): Các chương trình đào tạo song bằng, sinh viên tốt nghiệp được cấp hai bằng đại học (của Đại học Quốc gia Hà Nội và của trường đại học nước ngoài (Trường đại học Help, Malaysia; Trường đại học Keuka, Mỹ); chi tiết sẽ được cập nhật tại đề án tuyển sinh của Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và trang thông tin điện tử của Khoa Quốc tế.
- Ngoài ra, đối với các chương trình đào tạo đặc thù (dạy bằng tiếng Anh của Khoa Quốc tế, Khoa Y dược, Khoa Quản trị và kinh doanh, Trường đại học Việt Nhật), chương trình đào tạo chất lượng cao xét tuyển có điều kiện ngoại ngữ đầu vào - điểm thi môn ngoại ngữ tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 đạt tối thiểu từ 4.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10) hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại quy chế thi.
- Các chương trình đào tạo có mã nhóm ngành CN1, CN2, CN3 và CN8 của Trường đại học Công nghệ và mã nhóm ngành GD1, GD2, GD3 của Trường đại học Giáo dục, thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành được phân vào từng ngành đào tạo sau khi nhập học (đối với sinh viên Trường đại học Công nghệ) hoặc sau khi hoàn thành 2 học kỳ chính, nghĩa là hết năm thứ nhất (đối với sinh viên Trường đại học Giáo dục).
- Đối với ngành Sư phạm Mầm non và 2 ngành quản trị doanh nghiệp và công nghệ; marketing và truyền thông của Khoa Quản trị và kinh doanh, thí sinh sẽ phải tham dự vòng sơ tuyển.
Bình luận (0)