Đái tháo đường và biến chứng mù lòa
26/04/2016 07:00 GMT+7
Biến chứng võng mạc do bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù lòa. Chăm sóc và bảo vệ võng mạc từ sớm chính là phương pháp giúp hạn chế mù lòa, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Tự động phát
GS-TS Đỗ Như Hơn, nguyên Giám đốc BV Mắt Trung ương |
Vì sao bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc, mù lòa?
Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng mắt thường gặp và rất nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường, gây suy giảm thị lực nhanh chóng, nguy cơ mù lòa cao. Nguyên nhân là do tình trạng đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc dưới 2 hình thức: thay đổi tính thấm của thành mạch khiến mạch máu rò rỉ và gây thiếu máu võng mạc kèm tân sinh mạch máu, dẫn tới các tổn thương võng mạc nghiêm trọng dễ gây mù là xuất tiết, xuất huyết, bong võng mạc, phù hoàng điểm…
Điều đáng nói, tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ gặp biến chứng võng mạc. Nguy cơ này tăng dần theo thời gian và ở giai đoạn nặng, bệnh là nguyên nhân gây mù, rất khó chữa trị. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ thống kê, 90% trường hợp bị tiểu đường trên 10 năm phải đối mặt với biến chứng võng mạc, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.
|
Thực tế khám chữa bệnh cho thấy, bệnh tiểu đường không thể điều trị dứt điểm, do đó biến chứng võng mạc tiểu đường cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Ở giai đoạn sớm (chưa tăng sinh), nếu phòng ngừa và kiểm soát tốt có thể phòng tránh được các tổn thương võng mạc. Ở giai đoạn tăng sinh, bệnh thường có biểu hiện sớm là giảm thị lực, nhìn mờ, nhưng đa số trường hợp không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi võng mạc đã tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, nguy cơ mù lòa đã chực chờ.
Liên đoàn Đái tháo đường thế giới khuyến cáo, người bị tiểu đường type 1 nên tầm soát võng mạc tiểu đường trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Còn người bị tiểu đường type 2 nên khám mắt ngay khi có bệnh vì các tổn thương võng mạc đã xảy ra trước cả khi xuất hiện triệu chứng nhìn mờ (trong trường hợp tổn thương chưa xảy ra tại vùng hoàng điểm mà ở các vùng khác trên võng mạc).
Mù lòa do võng mạc tiểu đường: Phòng không khó, chỉ cần sớm
Người bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo: kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm nguy cơ cũng như biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu về mắt ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã xác định các tổn thương sớm của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE chính là nguyên nhân gây ra các tổn thương võng mạc nghiêm trọng ở người tiểu đường là xuất tiết, xuất huyết, phù hoàng điểm… dẫn tới mất thị lực, mù lòa.
Đặc biệt, RPE được xác định là bộ phận duy nhất trong mắt đóng vai trò màng thấm giữ cân đối lượng dịch giữa võng mạc và mạch máu, ngăn cản các chất độc hại từ mạch máu đi vào võng mạc. Đồng thời tiêu diệt chất độc bảo vệ tế bào thị giác giúp mắt sáng khỏe.
Ở bệnh nhân tiểu đường, chức năng của RPE bị tổn hại, võng mạc và tế bào thị giác không còn được bảo vệ khiến thị lực suy giảm. Do đó, để bảo vệ mắt toàn diện và từ gốc, bệnh nhân tiểu đường cần phải bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng duy trì hoạt động của RPE và bảo vệ võng mạc từ bên trong, đã được chứng minh hiệu quả, an toàn.
|
Mới đây, tinh chất Broccophane thiên nhiên đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh có tác dụng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin - một protein phân tử nhỏ tập trung nhiều ở mắt giúp RPE hoạt động tốt hơn. Đồng thời, giữ vững chức năng hàng rào, tránh tăng sinh tân mạch và tình trạng tổn thương võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường, giữ cho mắt luôn tinh anh, khỏe mạnh.
ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) kết luận, Broccophane có hoạt tính sinh học cao, an toàn, bảo vệ các tế bào RPE và võng mạc một cách tự nhiên, giúp cải thiện thị lực và phòng ngừa các bệnh lý về mắt.
Ngoài ra, để bảo vệ thị lực, người bị tiểu đường nên giữ đường máu trong khoảng an toàn, huyết áp ở mức dưới 130/80, không hút thuốc lá, phải đi khám mắt định kỳ (ít nhất là 1 lần/năm) và ngay khi mắt có 1 trong các dấu hiệu như: nhìn mờ, khó đọc sách báo, nhìn đôi, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn thấy ruồi bay…
Bình luận (0)