Danh sách trường THPT học sinh được xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 2022

Hà Ánh
Hà Ánh
28/06/2022 17:44 GMT+7

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tuyển sinh theo nhiều phương thức, trong đó có tuyển thẳng học sinh các trường THPT.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nay

HÀ ÁNH

Theo đề án tuyển sinh đã công bố, năm 2022 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sử dụng tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, trường còn tổ chức xét tuyển, xét tuyển kết hợp thi tuyển theo quy định riêng của trường ở nhiều hình thức khác nhau.

Các hình thức xét tuyển

Thứ nhất, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng học sinh lớp chuyên, với tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành. Trong đó, hình thức ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy chế tuyển sinh. Riêng ngành giáo dục mầm non, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Với hình thức xét tuyển thẳng học sinh lớp chuyên, mỗi ngành học trường xét thí sinh đã tốt nghiệp các trường THPT theo danh sách cụ thể như sau:

Học sinh cần có xếp loại học lực lớp 12 chuyên năm học 2021 - 2022 từ giỏi trở lên và đạt một trong các điều kiện theo thứ tự ưu tiên gồm: tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia hoặc đội tuyển cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức; thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ B2 trở lên hoặc tương đương (áp dụng đối với các ngành ngoại ngữ theo danh mục ngành đúng ngành gần); có học lực năm học lớp 10 và 11 chuyên đạt học sinh giỏi. Riêng đối với ngành giáo dục mầm non, giáo dục thể chất, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6,5 điểm trở lên. Trường xét tuyển từ cao xuống thấp theo thứ tự ưu tiên của các tiêu chí cho đến khi hết chỉ tiêu.

Thứ hai là xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (không áp dụng đối với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất).

Phương thức này áp dụng cho tối thiểu 40% chỉ tiêu đối với các ngành sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin, sư phạm vật lý, vật lý học, sư phạm hóa học, hóa học, sư phạm sinh học, sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học, sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Hàn Quốc. Các ngành còn lại phương thức này áp dụng cho tối thiểu 60% chỉ tiêu.

Thứ ba là xét tuyển bằng kết quả học tập THPT (không áp dụng đối với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất), chiếm tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành. Trường sử dụng kết quả học tập trong 6 học kỳ của 3 môn học để xét tuyển.

Xét tuyển bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt ra sao?

Bên cạnh xét tuyển, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM còn sử dụng các hình thức kết hợp xét tuyển và thi tuyển khác nhau.

Trong đó, với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất, nhà trường xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và điểm thi năng khiếu do trường tổ chức, chiếm tối thiểu 60% chỉ tiêu của từng ngành. Ngành giáo dục thể chất sử dụng kết quả bài thi ngữ văn hoặc toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và 2 môn thi năng khiếu do trường tổ chức. Ngành giáo dục mầm non sử dụng kết quả bài thi ngữ văn và toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và 1 môn thi năng khiếu do trường tổ chức.

Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT và điểm thi năng khiếu do trường tổ chức chiếm tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành. Ngành giáo dục thể chất sử dụng kết quả học tập môn ngữ văn hoặc toán trong 6 học kỳ ở THPT theo tổ hợp và 2 môn thi năng khiếu do trường tổ chức. Ngành giáo dục mầm non sử dụng kết quả học tập môn ngữ văn và toán trong 6 học kỳ ở THPT và 1 môn thi năng khiếu do trường tổ chức.

Bên cạnh đó, trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT kết hợp với kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức chiếm tối đa 20% chỉ tiêu các ngành sau: sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin, sư phạm vật lý, vật lý học, sư phạm hóa học, hóa học, sư phạm sinh học, sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học, sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Hàn Quốc.

Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt của môn chính (được nhân hệ số 2), cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp được tính từ điểm trung bình môn trong 6 học kỳ ở THPT. Tổng điểm này được quy đổi về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định.

Môn chính đối với mỗi ngành học khi xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được xác định như sau: sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin (môn chính toán học); các ngành sư phạm vật lý, vật lý học (môn chính vật lý); các ngành sư phạm hóa học, hóa học (môn chính hóa học); ngành sư phạm sinh học (môn chính sinh học); các ngành sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học (môn chính ngữ văn); các ngành sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Hàn Quốc (môn chính tiếng Anh).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.