Đức hiện là chủ tịch luân phiên đương nhiệm của nhóm và ngoài Indonesia ra chỉ mời các thành viên ngoài nhóm là Ấn Độ, Nam Phi và Senegal. Indonesia hiện là chủ tịch luân phiên của khuôn khổ diễn đàn G20, nhưng mức độ quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại với Đức nói riêng và EU nói chung lại không bằng mức độ giữa EU với một số thành viên khác của ASEAN.
Indonesia là chủ tịch luân phiên G20 năm 2022 |
reuters |
Mời bên ngoài tham dự hội nghị cấp cao của G7 là chủ ý của nước chủ nhà đề cao nước khách mời, đề cao để tranh thủ và để vận động nước khách mời trở thành cùng hội cùng thuyền. Trong trường hợp mời Indonesia, một trong những mục đích chính của Đức và các thành viên G7 là vận động Indonesia hủy lời mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc gặp cấp cao năm nay của G20 do Indonesia tổ chức, hoặc tổ chức sự kiện với chương trình nghị sự khiến ông Putin buộc phải suy xét và cân nhắc việc tham dự.
Sự tham dự của ông Putin sẽ khiến Mỹ, Đức và các đồng minh khác trong G20 khó xử khi phương Tây đang tăng cường cô lập Nga về chính trị và trừng phạt về kinh tế, thương mại và tài chính. Các thành viên của phe này không thể vì sự tham dự của ông Putin mà tẩy chay cuộc gặp và cũng không thể loại trừ Nga ra khỏi khuôn khổ diễn đàn như đã loại Nga ra khỏi G8 hồi năm 2014.
Indonesia được đề cao vị thế nhưng cũng là bị đẩy vào tình thế khó xử, vì đã mời ông Putin tham dự sự kiện, đồng thời cũng không muốn mất lòng các bên đang đối địch Nga để vừa không làm ảnh hưởng các quan hệ song phương, vừa đảm bảo đầy đủ các thành viên tham dự hội nghị.
Bình luận (0)