Một chiến đấu cơ Mig-29. Ảnh minh họa |
reuters |
Thứ nhất, phe này dường như đã hạ quyết tâm giúp Ukraine bằng mọi giá và bằng mọi cách về chính trị, tài chính cũng như quân sự để Ukraine ngăn Nga giành về chiến thắng cuối cùng và tuyệt đối ở Ukraine. Có thể diễn giải theo cách khác là họ xác định Ukraine thắng thì họ cũng thắng Nga và họ chỉ thắng Nga khi Ukraine thắng hoặc không để cho Nga thắng Ukraine. Thứ hai, tuy trên danh nghĩa chung là trợ giúp Ukraine, các thành viên NATO và đồng minh khác còn theo đuổi cả lợi ích riêng khác nhau.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken là người đầu tiên đưa ra ý tưởng Ba Lan cung cấp số chiến đấu cơ nói trên cho Ukraine nhưng khi Ba Lan đồng ý thì Bộ Quốc phòng Mỹ lại bác bỏ ý tưởng này. Ủy ban Châu Âu cũng mặn mà nhưng chính phủ Đức lại rất ngần ngại. Tất cả đều không muốn tạo cảm nhận NATO tham chiến trực tiếp ở Ukraine sát cánh cùng quân đội chính phủ Ukraine chống Nga, bởi nếu tham chiến thì chiến sự không còn chỉ là giữa Nga và Ukraine nữa mà còn là cuộc chiến giữa NATO và Nga. Ngoài ra, không một thành viên nào của NATO muốn bị Nga coi là dùng Ukraine để đấu với Nga bởi đều phải tránh bị Nga coi là kẻ thù cụ thể trong chiến sự hiện tại ở Ukraine.
Đức thông báo không gửi chiến đấu cơ cho Ukraine |
Vì thế, Ba Lan chỉ dám chuyển cho Mỹ để rồi Mỹ chuyển cho Ukraine và cho biết chỉ làm việc này trong khuôn khổ NATO. Cách làm này giúp Ba Lan tránh được mọi hậu họa từ phía Nga. Mỹ và Đức đều tìm cách tránh sa vào cái bẫy, nhưng nếu họ không làm gì thì NATO không thể cung ứng chiến đấu cơ cho Ukraine, không thể giúp phía Ukraine nhanh chóng xoay chuyển được tương quan lực lượng về không quân và phòng không.
Bình luận (0)