Theo đó, chương trình xác định 3 nhóm giải pháp quản trị rủi ro gồm: cải cách thể chế, cải cách hành chính, thủ tục, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính và đẩy nhanh số hóa; quản trị rủi ro gắn với ổn định kinh tế vĩ mô theo tính toán và xác định mức bội chi, nợ công, lạm phát, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trong ngành năng lượng, hạ tầng lưới điện truyền tải để bảo đảm an ninh năng lượng. Đặc biệt, nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền để thống nhất quan điểm “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh”, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục, thông suốt, bảo đảm sinh kế cho người dân, người lao động.
Chính phủ cần sớm ban hành Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19 |
NGỌC THẮNG |
Nên số hóa các giao dịch
TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Mekong, đánh giá đây là chương trình hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay, thể hiện quyết tâm, tham vọng của Chính phủ trong phục hồi kinh tế. Tuy vậy, chuyên gia này nói thẳng: Lo ngại nhất là năng lực thực hiện. Cụ thể, trong tờ trình của Bộ KH-ĐT cũng đặt các giả thiết và quản trị rủi ro về mặt vĩ mô thế nào, song năng lực bộ máy triển khai các gói hỗ trợ “có vấn đề”. Ông Tùng dẫn chứng, ngay gói an sinh vừa rồi cũng bị manh mún, nơi thừa, nơi thiếu, thiếu tính khoa học… Tất cả do chúng ta thiếu cách tổ chức có hệ thống và số hóa. Hoặc giả sử đầu tư hạ tầng, đa số các dự án bị vướng, kéo dài, chậm giải ngân từ năm này sang năm khác. Như vậy, với chương trình đồ sộ này, áp lực lớn nhất là phải triển khai nhanh, minh bạch, đúng đối tượng… theo kỳ vọng đặt ra, liệu năng lực bộ máy thực thi có làm nổi? Chẳng hạn, chương trình đưa ra quy định chính các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi, đánh giá, điều chỉnh chính sách phù hợp; huy động sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp (DN), tổ chức chính trị, xã hội, DN, doanh nhân, người dân tham gia giám sát; kiểm tra...
Thực tế, quy định này không mới nhưng trong thực tế xử lý đến đâu và như thế nào khi cấp cơ sở làm sai thì như… muối bỏ biển. “Theo tôi, muốn giảm bớt sai phạm, nên số hóa các giao dịch, qua các công cụ điện tử hóa thì hay hơn phát triển từng nhà, tránh phát sinh rủi ro cao nhất”, ông Tùng nói.
Ngoài ra, theo ông Tùng, tham vọng của Chính phủ là phục hồi kinh tế trong 2 năm tới. Trước chúng ta, các nước đã triển khai những chương trình lớn thế này. VN đi sau, muốn về đích như các nước và hiệu quả thì ngoài bộ máy thực thi tinh nhuệ, chúng ta cần những quy định pháp luật ngoại lệ để triển khai.
Nhìn lại 5 tháng TP.HCM gồng mình chống cơn 'sóng thần' Covid-19 |
Ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong đại dịch, DN nhỏ và vừa bị ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt khu vực DN trong lĩnh vực du lịch giải trí, vậy các gói giải ngân hỗ trợ lãi suất nên ưu tiên cho khối DN này, tránh chảy vào những DN không hoặc ít bị ảnh hưởng. Với các dự án hạ tầng, giải ngân nhanh là cần thiết, cũng phải có quy định riêng. Muốn vậy, Chính phủ nên đưa ra Quốc hội chương trình thực hiện và cách thức thực hiện như ngoại lệ, không tuân theo những quy định có sẵn gây khó, cản trở cho việc thực thi.
“Tôi nhấn mạnh là các dự án liên quan hạ tầng, hỗ trợ người lao động và DN nên áp dụng, đối chiếu qua app, tiền hỗ trợ 2 triệu đồng cho người dân mua sắm tết, có thể chảy thẳng vào tài khoản cho dân, bỏ ngay việc qua tầng quận, phường, khu phố, tổ dân phố. Thực tế phát hỗ trợ qua nhiều tầng tầng lớp lớp trong thời gian qua đã phát sinh nhiều tiêu cực đáng buồn mà chúng ta đã biết”, ông Tùng đề nghị.
Bình luận (0)