Đi ăn chè 'siêu chảnh, siêu ngon' ở Sài Gòn

18/03/2014 08:25 GMT+7

Nhà văn Vũ Bằng từng mô tả “vua phở 1952” - phở Tráng nức tiếng Hà Nội một thời cũng là một người bán “siêu chảnh”: “Người đâu mà lại “lỳ xì” đến thế là cùng! Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả một cái hè đường để mua ăn, để “đòi ăn” - phải, họ đòi ăn thật - mà anh ta cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì. Anh ta cứ thản nhiên, thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên; mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc.” Ông chủ xe chè ở cuối đường Nguyễn Phi Khanh (đoạn gần với Trần Quang Khải - Nguyễn Hữu Cầu) cũng thuộc tuýp người như ông Tráng bán phở của nhà văn Vũ Bằng. Khách xếp hàng vây quanh nóng ruột chờ đợi, vậy mà ông cứ chậm rãi múc từng ly, cũng chẳng nói chẳng rằng, miệng hút thuốc, tay múc chè. Khó lòng mà hỏi tên ông, đã bán bao nhiêu năm, hay câu chuyện về nghề bán chè, vì mặt ông lúc nào cũng khó đăm đăm. Lúc cao hứng, ông cũng hé miệng, nhưng mà phán rằng: “Nhiều người cứ bảo chè tôi ngon, nhưng mà tôi chẳng thấy ngon, thật đấy”, khách quen nghe nói cười khì. Thôi, xin ngả mũ chào về lối chảnh của ông.

Đi ăn chè 'siêu chảnh, siêu ngon' ở Sài Gòn 1
Xe chè ba màu trứ danh ở góc đường Nguyễn Phi
Khanh - Trần Quang Khải
 

Nhà văn Vũ Bằng từng mô tả “vua phở 1952” - phở Tráng nức tiếng Hà Nội một thời cũng là một người bán “siêu chảnh”: “Người đâu mà lại “lỳ xì” đến thế là cùng! Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả một cái hè đường để mua ăn, để “đòi ăn” - phải, họ đòi ăn thật - mà anh ta cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì. Anh ta cứ thản nhiên, thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên; mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc.”

Ông chủ xe chè ở cuối đường Nguyễn Phi Khanh (đoạn gần với Trần Quang Khải - Nguyễn Hữu Cầu) cũng thuộc tuýp người như ông Tráng bán phở của nhà văn Vũ Bằng. Khách xếp hàng vây quanh nóng ruột chờ đợi, vậy mà ông cứ chậm rãi múc từng ly, cũng chẳng nói chẳng rằng, miệng hút thuốc, tay múc chè. Khó lòng mà hỏi tên ông, đã bán bao nhiêu năm, hay câu chuyện về nghề bán chè, vì mặt ông lúc nào cũng khó đăm đăm.

Lúc cao hứng, ông cũng hé miệng, nhưng mà phán rằng: “Nhiều người cứ bảo chè tôi ngon, nhưng mà tôi chẳng thấy ngon, thật đấy”, khách quen nghe nói cười khì. Thôi, xin ngả mũ chào về lối chảnh của ông.

Đi ăn chè 'siêu chảnh, siêu ngon' ở Sài Gòn 2
Thành phần quyến rũ của ly chè

Đi ăn chè 'siêu chảnh, siêu ngon' ở Sài Gòn 3
Đông đảo khách chờ ăn chè, nhiều người không chờ được thì đành mua mang về 

Nếu gặp may, thì bạn sẽ tìm một khách hàng vì mê chè của ông mà hé lộ cho bạn rằng xe chè đã nằm ở góc đường này vài chục năm, nhiều nhà chỉ ăn chè của ông mà tuyệt nhiên không ăn ở nơi khác, dù Sài Gòn có vô vàn quán chè. Đã là khách quen thì không ai quan tâm đến vẻ mặt của ông, mà chỉ để ý đến ly chè ngon khó cưỡng kia.

Quả thật, các món chè gồm đậu và sương sa hạt lựu ở đây thoạt nhìn trông giống như các quán chè khác. Vậy mà ăn vào mới thấy một sự khác biệt thật sự. Đến mức bạn phải tự hỏi: có thể nào người ta lại nấu một món chè ngon đến như vậy từ các nguyên liệu mà ai cũng có thể mua được?

Chè ở đây vốn chỉ bao gồm một vài thành phần chính: chè đậu xanh đánh nhuyễn, chè đậu đen, đậu ván, bánh lọt nước cốt dừa và sương sa hạt lựu. Không hiểu ông chủ xe chè có bí quyết gì mà hầm hạt đậu mềm mượt, bùi và ngọt vừa đủ đến như vậy. Những người sành ăn chè cho rằng, có lẽ ông đã chọn được loại đậu ngon nhất, vừa mới thu hoạch và chắc hẳn phải trồng ở vùng đất tốt thì hạt đậu mới ngon như thế.

Thêm vào đó, phải có cách hầm hạt đậu vừa đủ độ mềm mà không nát, cho vừa đủ ngọt. Đa phần chè Sài Gòn đều ngọt lịm, nhưng chè của ông thì ngọt thanh, ngọt mát, ăn vào mới thấy tuyệt nhiên không có vị đường hóa học.

Đi ăn chè 'siêu chảnh, siêu ngon' ở Sài Gòn 5
Chỉ đơn giản là chè ba màu và sưng sa hột lựu 

Bạn có thể gọi một ly chè ba màu bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu ván, chan với nước cốt dừa có lẫn bánh lọt dai dai. Món bánh lọt quả là tuyệt vời, bởi ít có nơi nào sánh được về độ dai và vị ngọt ngào của nó. Ly sương sa hạt lựu cũng thật hấp dẫn vì màu hồng, màu xanh rực rỡ, ăn vào giòn giòn, dai dai rất thích.

Sài Gòn, nơi thường tự hào về dịch vụ chu đáo vẫn tồn tại những quán hàng siêu chảnh mà vẫn đông khách. Như quán bún riêu gần sát cổng công viên Văn Lang trong Chợ Lớn, ai giục cứ giục, bà bán hàng vẫn chậm rãi múc từng tô bún, mặc cho khách càu nhàu: sao đông khách thế mà không thuê thêm người múc có phải hơn không; rồi bánh đúc Phan Đăng Lưu, ai đến trước thì bán trước, ai đến sau cứ việc ngồi đợi đến lượt mình, đông thì đành chịu...

 

Không biết có phải vì cảm giác chờ đợi món ăn mà thực khách cảm thấy hấp dẫn hơn, hay vị độ ngon vượt trội? Chỉ biết rằng, xe chè chảnh Nguyễn Phi Khanh cũng như nhiều hàng quán khác vẫn có lượng thực khách riêng và trung thành của mình, tồn tại qua bao năm tháng như một nét khác biệt thú vị của hàng quán Sài Gòn.

P.V

 Đi ăn chè 'siêu chảnh, siêu ngon' ở Sài Gòn 5
Chè Phan Đăng Lưu
Góc ngã ba Nguyễn Phi Khanh - Trần Quang Khải
Mở cửa: từ 11h trưa đến 4h chiều
Giá: Chè ba màu, sương sa hột lựu (10.000đ/ly)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.