Các tế bào thiếu ma giê dễ bị tổn thương, do đó bệnh nhân tim mạch có nhu cầu bổ sung ma giê lớn. Có thể trông cậy vào những thực phẩm sau đây để tăng lượng ma giê cho cơ thể.
Một chén cải bó xôi chứa khoảng 157 mg ma giê, giúp đáp ứng 40% nhu cầu vi chất này mỗi ngày.
Cải cầu vồng (Swiss chard) là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ma giê, cải cầu vồng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng.
tin liên quan
Người uống bia rượu bị đỏ mặt cần biết điều quan trọng nàyCó nhiều người nhậu từ đầu cuộc đến khi tính tiền vẫn không đổi sắc mặt, nhưng không ít người mới làm vài chai đã đỏ mặt tía tai. Lý do là sao?
Chỉ cần nửa chén hạt bí đỏ cung cấp gần 100% nhu cầu ma giê mỗi ngày. Các loại hạt khác chứa nhiều ma giê gồm hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt lanh... Ăn vặt bằng các loại hạt này còn cung cấp năng lượng và giảm đói.
Cá không chỉ là nguồn phong phú vitamin D và a xít béo omega 3 mà còn chứa hàm lượng cao ma giê. Ăn cá ít nhất 1 lần/tuần.
Đậu nành chứa hàm lượng cao ma giê, chất xơ, vitamin, khoáng chất và a xít amin. Ăn nửa chén đậu nành rang giúp đáp ứng một nửa nhu cầu ma giê mỗi ngày.
tin liên quan
10 bác sĩ giành lại sự sống cho một thanh niên lúc 0 giờChiều 12.7, bác sĩ Nguyễn Hoài Nghị, Phó trưởng Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện (BV) Quận 2 (TP.HCM), cho biết BV vừa cứu anh L.M.T (21 tuổi) bị tai nạn giao thông nhập viện trong tình trạng gan vỡ, vỡ bàng quang, vỡ đại tràng, gãy tay, mất máu… rất nguy kịch.
Quả bơ chứa nhiều ma giê, vitamin tổng hợp, chất dinh dưỡng có lợi cho tim cũng như các hợp chất ngừa bệnh. Ăn một lát bơ giúp cung cấp gần 15% nhu cầu ma giê mỗi ngày.
Một quả chuối đem lại 32 mg magiê, vitamin C và chất xơ. Các loại trái cây giàu ma giê khác bao gồm bưởi, dâu tây.
Sữa chua ít béo cũng giúp bổ sung ma giê cho cơ thể. Một hộp sữa chua ít chất béo cung cấp 19 mg ma giê.
Khoảng 1/2 chén quả vả đem lại gần 50 mg ma giê, đáp ứng 13% nhu cầu chất này hằng ngày.
tin liên quan
Ráy tai 'tiết lộ' tình trạng sức khỏe của bạnRáy tai còn được gọi là cerumen, là một chất tiết được tích tụ trong phần trong của ống tai ở hầu hết các động vật có vú, bao gồm cả con người.
Bình luận (0)