Biểu tượng cảm xúc (emoticon, emoji) là tính năng phổ biến khi chúng ta giao tiếp bằng điện thoại, nhắn tin internet và mạng xã hội. Chúng giúp người nhận hiểu được thông điệp, củng cố cảm xúc nhanh chóng với chỉ một ký tự. Nhưng không phải ai cũng sử dụng hoặc diễn giải chúng theo cùng một cách.
tin liên quan
Thiền: những điều tưởng vậy mà không phải vậy!Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu - gồm Linda Kaye, Helen Wall, Giảng viên Tâm lý học, Đại học Edge Hill, và Stephanie Malone, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, Trường Tâm lý học, Đại học Công giáo Úc - đã khám phá việc sử dụng các biểu tượng này ảnh hưởng đến cách người khác cảm nhận về chúng ta như thế nào. Loại người khác nhau liệu có dùng chúng cho mục đích cụ thể, chẳng hạn như quản lý hình ảnh của họ không? Nếu vậy, những yếu tố tâm lý nào liên quan đến những hành động này?
Thông qua nghiên cứu, họ phát hiện những người khác nhau sử dụng biểu tượng cảm xúc khác nhau tùy thuộc tính cách. Người tự đánh giá bản thân là dễ chịu, dễ thương thì hay dùng biểu tượng cảm xúc trên mạng xã hội để cố gắng truyền tải một phần nhân cách của mình thông qua chúng. Do vậy, họ cũng thường dùng biểu tượng mỉm cười và khuyến khích chẳng hạn.
Những người ít bận tâm về cách mọi người cảm nhận về mình thì thoải mái thể hiện tất cả cảm xúc, bao gồm cả nỗi buồn. Khuôn mặt buồn bã có thể là dấu hiệu cho thấy họ quan tâm đến việc thể hiện bản thân hơn đánh giá của người khác.
tin liên quan
7 thói quen giúp kéo dài tuổi thọTuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra, nhận định tính cách thông qua biểu tượng cảm xúc không phải lúc nào cũng chính xác. Ví dụ, biểu tượng cảm xúc mỉm cười dùng nhiều khiến người khác thấy chúng ta dễ chịu, tận tâm và cởi mở với những trải nghiệm mới, đôi khi không đúng với tính cách thực của chúng ta. Nhưng nó gợi ý về cách dùng biểu tượng cảm xúc để định hình ấn tượng của người khác về chúng ta.
Nghiên cứu cũng tìm ra chúng ta dùng biểu tượng cảm xúc trong một số loại giao tiếp nhất định nhiều hơn các loại khác. Ví dụ, trong email so với tin nhắn văn bản hoặc mạng xã hội. Nhưng tất cả người tham gia đều cho rằng biểu tượng cảm xúc là một cách hữu ích để thể hiện bản thân và giảm sự mơ hồ của tin nhắn.
Điều này cho thấy biểu tượng cảm xúc có thể đặc biệt quan trọng đối với những cá nhân thấy khó thể hiện hoặc diễn giải cảm xúc bằng cách chỉ sử dụng văn bản. Từ đây, các nhà khoa học bắt đầu lên kế hoạch nghiên cứu sâu hơn về việc liệu các biểu tượng cảm xúc có thể mang lại lợi ích cho những người rối loạn phổ tự kỷ hay không. Họ thường gặp vấn đề trong tương tác xã hội và thể hiện dấu hiệu cảm xúc, do đó, các biểu tượng này có thể giúp họ giao tiếp tốt hơn, theo The Conversation.
Đều được gọi chung là biểu tượng cảm xúc nhưng emoticon và emoji khác nhau:
- Emoticon (lấy từ "motional icon" - biểu tượng cảm xúc)
Emoticon là những dấu chấm câu, chữ cái và số được sử dụng để tạo biểu tượng hình ảnh hiển thị cảm xúc hoặc tình cảm. Do giới hạn của bàn phím, hầu hết các biểu tượng cảm xúc sau này đã trở nên lỗi thời.
- Emoji (có nguồn gốc từ tiếng Nhật, "e" = "picture" và "moji" = "character")
Emoji là phát minh mới hơn, khắc phục nhược điểm hơi nghèo nàn của emoticon. Chúng là "hình vẽ" những khuôn mặt, vật và biểu tượng. Một số bộ emoji rất quen thuộc với dân mạng: khuôn mặt màu vàng thể hiện cảm xúc khác nhau, tòa nhà, động vật, cây cối, thực phẩm, biển báo…
|
Bình luận (0)