Do ảnh hưởng của dịch
Covid -19, những người theo nghề bán cá cảnh dạo phải nghỉ bán để chủ động phòng dịch.
Cuộc sống mưu sinh của họ vốn khó khăn nay càng trở nên chật vật vì không có nguồn thu nhập hằng ngày.
Bức ảnh chụp người bán cá cảnh ở Hà Nội đoạt giải Grand Prize của tạp chí Smithsonian năm 2020 - Ảnh: Jon Enoch
|
Theo chia sẻ của Jon Enoch, những người chạy xe máy này có một khả năng kỳ diệu trong việc chuyên chở. Tạp chí Smithsonian cho biết, nhiếp ảnh gia Enoch đã dành suốt 1 tuần để đi theo những người bán cá cảnh dạo này và thuyết phục họ cho ông chụp ảnh.
Nghề bán cá cảnh thường bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc vào lúc tối muộn
|
Ngoài giải thưởng dành cho Bức ảnh đẹp nhất, cuộc thi bắt đầu từ năm 2003 này còn trao giải ở các hạng mục:
Thế giới tự nhiên, Giải do khán giả bình chọn, Con người,
Du lịch, Ảnh chụp di động, Trải nghiệm nước Mỹ và Ảnh qua chỉnh sửa.
Đoạn đường gần nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) là nơi bán cá cảnh dạo mà nhiều người biết đến. Tuy nhiên, để thực hiện chỉ thị “
cách ly xã hội” của Chính phủ, những người theo nghề bán cá cảnh phải nghỉ việc, về quê và không có nguồn thu nhập.
Người dân tranh thủ dừng lại xem và hỏi mua cá cảnh rồi đi ngay
|
Anh Đào Lợi (quê ở xã Minh Thuận,Vụ Bản, Nam Định) theo nghề bán cá cảnh được khoảng 4 – 5 năm nay. Anh Lợi cho biết, bình thường nghề của anh làm quanh năm suốt tháng, không có ngày nghỉ. Năm nào cũng vậy, anh thường bán cá đến 9 -10 giờ đêm của ngày 30 Tết rồi trở về quê đón giao thừa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, anh phải nghỉ bán hơn nửa tháng trời và không có nguồn thu nhập nào khác.
“Bình thường đi bán cũng kiếm được khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ngày, nhưng giờ cách ly xã hội không ai ra đường, không ai mua cá nên phải nghỉ bán. Cá dồn không bán được sẽ bị chết vì ở trong túi nilong cá chỉ sống được khoảng 4-5 ngày”, anh Lợi cho hay.
Suốt đợt cách ly xã hội vừa rồi anh Lợi đã tạm nghỉ bán, hôm chúng tôi đi thực hiện bài viết này cũng là ngày đầu tiên anh Lợi ra bán trở lại.
Cá cảnh với đủ loại cho khách hàng lựa chọn
|
Anh Đào Lợi (áo đỏ) bán cá cho khách trong ngày đầu đi làm trở lại sau đợt nghỉ bán vì dịch Covid-19
|
Chia sẻ với
Thanh Niên, anh Lợi cho biết ở quê anh hầu như nhà nào cũng theo nghề bán cá cảnh. Học xong cấp III, anh đi nghĩa vụ
quân sự rồi lên Hà Nội theo nghề bán cá cùng anh em, hàng xóm.
Cùng với đi bán rong hàng ngày, anh mở một cửa hàng nhỏ để vừa
kinh doanh vừa là chỗ nuôi cá để đảm bảo luôn có hàng bán cho khách. Tuy nhiên, khi về quê nghỉ dịch, cửa hàng anh bị kẻ gian đột nhập lấy hết máy móc, hàng hóa nên anh phải lên Hà Nội giải quyết, thuê người trông giữ. Nghỉ bán nửa tháng trời, nay anh quyết định đi bán trở lại để kiếm tiền nuôi sống bản thân và
gia đình.
Cá được người bán bơm khí oxi trước khi bán cho khách hàng
|
Cá vạc là một trong những loài cá được nhiều khách hàng hỏi mua nhưng vì dịch Covid-19 lượng cá tồn lại trong kho của anh Lợi rất nhiều
|
Những loài cá nhỏ được bán với giá 30.000 đồng/chục
|
Cá cảnh thường chỉ sống được từ 4 - 5 ngày trong túi nilong, nghỉ bán vì dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người bán cá
|
Xe cá là nguồn thu nhập chính của người dân xã Minh Thuận, Vụ Bản, Nam Định
|
“Nghỉ bán suốt nửa tháng trời, nay là ngày đầu tiên đi bán lại đấy”, anh Lợi chia sẻ
|
Chia sẻ về khó khăn bản thân gặp phải khi theo nghề bán cá cảnh, anh Lợi cho biết, việc chở xe cá đi bán không dễ, phải đi nhiều lần mới quen được. “Chở xe này rất khó, không giống như chở hàng nặng.
Xe cá nặng một tạ bằng xe hàng nặng năm tạ vì có nước, sóng sánh hai bên nên khó đi. Đôi lần đổ xe là chuyện bình thường, lúc đấy cá vỡ ra sẽ chết, lúc đầu mới đi chỉ dám chở nước cho quen. Giờ
dịch bệnhkhông bán được chỉ sợ cá chết là mất hết vốn thôi”, anh Lợi nói.
Bình luận (0)