Người xưa cảnh báo 'rượu vào lời ra'
“Vô tửu bất thành lễ”; “Rượu lưu li chân quỳ tay rót/Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh”. Không chỉ thế, rượu còn kết nối bạn bè “trà tam, tửu tứ, du hành nhị” và còn làm nên phong cách, bản lĩnh của người đàn ông: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”…
tin liên quan
Dùng 15 lon bia cứu sống người ngộ độc rượu: Thực hư uống rượu 'chữa lửa' bằng biaVậy mà sự hấp dẫn của men nồng đã khiến không ít người quên mất những lời cảnh tỉnh đó. Ngày nay nhiều buổi tiệc biến thành bữa nhậu và nhậu nhẹt ngày càng phổ biến. Một ngàn lẻ lý do để nhậu nhẹt và nhiều khi không có lý do gì cũng là lý do để nhậu.
Chuyện nhậu nhẹt xuất hiện mọi nơi, mọi lúc, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược và bất kể ngày đêm, mưa nắng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới công bố đầu năm 2018, tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở Việt Nam chiếm 77,3%, mức cao nhất thế giới. Một cái "nhất" không hay ho chút nào!
Say rượu giết người, đánh cha
Có lắm chuyện bi hài về rượu mà nếu không trực tiếp chứng kiến nhiều người không tin nổi. Một buổi tối cách đây không lâu, ở thôn nọ, một nhóm thanh niên tụ tập nhậu nhẹt. Rượu vào lời ra, ai cũng giành nói và ai cũng nghĩ mình đúng nên dẫn đến cãi vã cuối cùng đánh nhau.
Sau đó, cha của một trong nhóm thanh niên kia chạy đến can ngăn thì bị chính con mình dùng cây đánh vào đầu gây chấn thương sọ não. Lúc đó người con quá say, khi bị cha mình ôm ngang người đẩy ra ngoài thì nhầm lẫn là “đối thủ” nên ra tay dẫn đến hậu quả đau lòng đó.
|
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Giết người” có nguyên nhân từ bia rượu, tuyên phạt bị cáo N.H.T. (22 tuổi, ở thị trấn Phù Mỹ, H.Phù Mỹ) 18 năm tù.
tin liên quan
Nhậu say ngày Tết: Người xông đất… nhầm nhà, kẻ bỏ đi bụi 'dằn mặt' vợCách mời rượu nay cũng đã khác xưa, từ: “Kính anh một ly, xin mời cạn ly” được rút gọn, chỉ còn “Dzô! Dzô 100%”… Nhiều người không thể uống được nữa nhưng vẫn bị “dí tới cùng”. Việc nài ép, khích bác nhau uống bằng được đã trở nên quen thuộc, quen đến mức không mời ép không phải là nhậu nhẹt. Nhiều vụ án, chuyện ép rượu là nguyên nhân chính dẫn đến cãi vã rồi gây án mạng.
|
Xưa, rượu giúp người nghệ sĩ thăng hoa, có thể đưa người ta đến cảnh giới vừa thực, vừa mộng và cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Ngày xưa, nhiều danh sĩ gắn cuộc đời mình với rượu và được người đời xem như tiên tửu, thần tửu… Nhưng ngày nay, những mỹ từ đó được thay bằng quỷ tửu, ma men…
Không ai có thể đoan chắc là mình sẽ không làm gì sai trái trong lúc say rượu. Danh ngôn có câu: “Lúc say mới dại dột, khi tỉnh mới hối hận”. Vì vậy, uống rượu vì lễ, vì giao tiếp, vì công việc, vì chuyện vui… cũng cần. Tuy nhiên, phải biết dừng đúng lúc và đừng bao giờ để “rượu uống người” thì những tiêu cực từ rượu sẽ không còn và sẽ không ai phải lo nữa.
Bình luận (0)