Người dân ở con phố Thọ Xương, Hà Nội mỗi sáng sớm đều thấy một bà cụ 67 tuổi mặc chiếc một chiếc áo nâu trầm, dắt một chiếc xe đạp cũ lên phố cổ bán bánh cuốn cho du khách.
Nhân vật mà chúng tôi đang muốn nhắc đến là bà Dương Thị Hanh, 67 tuổi, quê ở xóm Đình, Thanh Trì, Hà Nội. Bà Hanh sinh ra trong gia đình có nhiều thế hệ làm bánh cuốn, quê hương lại là gốc gác của món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng xứ Hà thành.
Bà bắt đầu làm bánh cuốn từ năm 14 tuổi, và đến thời điểm hiện tại, bà đã có hơn 50 năm làm công việc này.
VIDEO: Một ngày làm việc của cụ bà gần 70 tuổi tráng bánh cuốn - Thực hiện: Lê Nam
Cứ mỗi tối, bà Trần Thị Ngọc Anh lại đi xe đạp từ Q.4 sang đường Hàm Nghi, Q.1 (TP.HCM) với bộ đồ nghề đơn sơ để vá xe đêm, kiếm tiền nuôi đứa cháu ngoại đang học lớp 7, lo cơm nước qua ngày.
Trước đây, khi còn trẻ, bà Hanh và chồng thường làm bánh thâu đêm, công việc bắt đầu từ 6 giờ tối hôm trước cho đến sáng sớm hôm sau.
"Sau khi cơm nước xong xuôi, hai vợ chồng thay nhau đong gạo, xay bột, làm hành, bắc bếp... đến đêm tráng bánh, sáng sớm dậy pha nước chấm rồi đi chợ luôn". "Nhiều người tráng buổi chiều, nhưng tôi hay tráng đêm để sáng hôm sau bánh vẫn còn ấm nóng, ăn sẽ mềm và thơm hơn", bà Hanh lý giải việc tại sao phải tráng bánh ban đêm.
Thời đó, xe bánh cuốn của bà Hanh rong ruổi khắp các con phố ở Hà Nội, trở thành món ăn sáng giản dị, quen thuộc của nhiều người dân Thủ đô.
Hai vợ chồng đã có cả một thời trẻ làm công việc tráng bánh cuốn ở nơi có món bánh cuốn ngon nhất nhì Hà Nội. Ảnh Lê Nam
Chiếc xe đạp mua năm 1991, đến nay 26 năm rồi bà Hanh vẫn sử dụng để làm phương tiện đi lại. Hỏi ông "sao ông không chở bà đi làm trên phố?", bà Hanh tranh lời: "Ông ấy có biết đi xe máy đâu mà chở", ông chỉ cười. "Nói vậy, chứ không có ông thì bao việc nặng nhọc một mình tôi làm đâu có xuể", bà Hanh vui vẻ nói. Ảnh Lê Nam
Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm vậy mà cụ Lê Thi lại nổi tiếng vì sử dụng thành thạo máy tính thậm chí là sử dụng mạng xã hội không thua kém bất kỳ một bạn trẻ nào.
Khi tuổi đã xế chiều, hai vợ chồng bà Hanh không còn duy trì công việc như trước nữa. Tuy nhiên, bà Hanh nhận được lời mời lên phố cổ của một người cháu để tráng bánh cuốn cho khách du lịch và người dân phố cổ thưởng thức. Nhớ nghề, bà đồng ý quay trở lại công việc đã gắn bó với mình suốt cả tuổi thanh xuân.
Vậy là cứ 4 giờ mỗi sáng, sau khi dậy làm xong các việc nhà cửa, bếp núc, đến 5 giờ 30 sáng bà Hanh bắt đầu hành trình từ nhà ở Thanh Trì lên phố Thọ Xương (Q. Hoàn Kiếm) bằng chiếc xe đạp cà tàng để làm một công việc duy nhất: tráng bánh cuốn. Tính ra, tổng quãng đường mỗi ngày bà phải di chuyển cả đi cả về lên đến 30 cây số.
Chiếc xe đạp cà tàng hơn 20 năm vẫn chạy tốt giúp bà di chuyển 30km mỗi ngày. Ảnh Lê Nam
Bà Hanh từng có một thời trẻ cùng thúng bánh cuốn đặt ở gác xe phía sau rong ruổi khắp các phố phường ở Hà Nội, đưa bữa sáng thân quen đến nhiều người. Ảnh Lê Nam
Quán bánh mà bà Hanh đến làm việc nằm trên phố Thọ Xương (Q. Hoàn Kiếm), ngay bên cạnh nhà thờ lớn nên tập trung rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Bà Hanh và nhiều người trẻ khác muốn mang món ăn dân dã nhưng đậm đà hương vị Việt này tới đây để bạn bè quốc tế có thể cảm nhận chân thật hơn về mảnh đất mà họ đang đặt chân đến.
Vừa đến quán, bà Hanh đã xắn tay vào việc ngay. Ảnh Lê Nam
Chiếc cối đá xay bột nguyên bản được để ngay tại quán, vừa để phục vụ công việc, vừa để giới thiệu với khách. "Ngày này, ít ai còn dùng cối đá để xay bột mà đa phần đều dùng các loại máy xay bột công nghiệp, vừa nhanh vừa đỡ mệt sức. Tuy nhiên, bột nước gạo được xay từ cối đá bản thân tôi cảm nhận vẫn cho ra một thứ hương vị đặc trưng", bà Hanh nói.
Cối xay gạo sáng nào cũng cho ra những mẻ bột nước tươi mới. Ảnh Lê Nam
Mỗi chiếc bánh đều được tráng mỏng trên nồi hơi cách thủy, sau đó thêm nhân thịt, mộc nhĩ. Hành khô phi thơm, vàng vừa tới rải phía trên. Bánh cuốn mà được ăn kèm với chả giò Ước Lễ thì tuyệt hảo, đây cũng là thú vui dân dã với nhiều thực khách.
Ẩm thực luôn có một “vị trí rất đắt”, gợi nhớ một vùng đất ta từng đi qua, một nơi chốn ta từng vương vấn.
Bà Hanh tuổi đã cao, nhưng mỗi khi ngồi vào nồi bánh là lại tươi vui lạ thường. Ảnh Lê Nam
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) có kích cỡ không quá to và dày như bánh cuốn Cao Bằng, Bắc Kạn... Kỹ thuật được rèn luyện từ nhỏ đã giúp cho những người như bà Hanh tráng ra lớp bánh rất mỏng, màu trắng trong, dẻo và thơm, giữ được nguyên vẹn độ thơm tự nhiên của gạo trắng.
Bánh cuốn Thanh Trì có đặc điểm nổi bật là lá bánh rất mỏng, mềm. Nhân bánh làm từ thịt băm, mộc nhĩ xào chung. Ảnh Lê Nam
Những chiếc bánh nhỏ xinh, mềm mướt vừa ra lò. Ảnh Lê Nam
Bà Hanh cho biết, công việc tại quán bánh cuốn trên phố cổ này mở từ 6 giờ sáng đến trưa, mỗi ngày hết vài cân bột. Tuy không nhiều như bán ở quê nhưng có phần được giá hơn; và quan trọng là giới thiệu được món ngon với người nước ngoài.
Du khách nước ngoài tự tay làm ra đĩa bánh cuốn cho bữa sáng ở Hà Nội. Ảnh Lê Nam
Quán nhỏ nhưng khách vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Món ăn dân dã của người dân Hà Nội để lại nhiều dấu ấn trong lòng khách trong và ngoài nước. Ảnh Lê Nam
Miếng bánh cuốn Thanh Trì mềm mướt, trắng thơm hòa quyện trong vị nước chấm thanh chua tan dần trong miệng, có lẽ là cảm giác khó quên trong nếp sống của nhiều người dân Thủ đô.
Và những người như bà Hanh - đã gắn bó cả một đời với nghề tráng bánh gia truyền của quê hương không chỉ góp công lưu giữ lại hương vị thân quen trong đời sống công nghiệp hối hả, mà còn góp phần giúp những người bạn nước ngoài thấm được một phần hồn Việt khi ghé qua mảnh đất Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Ở Thủ đô Hà Nội, giá tiền một gói xôi, chiếc bánh bao, bánh mì... bình quân là 10.000 đồng. Thế mà có 2 vợ chồng tảo tần yêu thương nhau, san sẻ từng bữa ăn chỉ có 5.000 đồng, rau cháo qua ngày, thuận hòa đầy yêu thương.
Bình luận (0)