Sáng 25.11, Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư buýt đường thủy) phối hợp cùng Sở GTVT TP.HCM, chính thức tổ chức vận hành khai thác tuyến buýt đường thủy số 1 (bến Bạch Đằng - bến Linh Đông).
[VIDEO] Buýt sông Sài Gòn có gì lạ?
|
Đây là tuyến buýt đường thủy đầu tiên tại TP.HCM, khuyến khích người dân sử dụng để giảm ùn tắc giao thông đường bộ vốn đã quá tải; tạo đa dạng loại hình giao thông công cộng cũng như phát triển du lịch đường thủy tại TP.
tin liên quan
[Chùm ảnh] 'Kỳ lạ' cảnh chấp hành luật giao thông ở Hải PhòngNgười dân Hải Phòng đi đúng làn đường một cách 'kỳ lạ' trên đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) do việc tuần tra xử lý gắt gao của lực lượng chức năng.
Theo ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc công ty TNHH Thường Nhật, trong 10 ngày đầu đưa buýt đường thủy vào khai thác, hành khách đi lại miễn phí. Sau đó, công ty sẽ bán vé thu phí 15.000 đồng/lượt.
Trong giai đoạn đầu khai thác, đơn vị sẽ đưa 3 chiếc tàu vào hoạt động (sức chứa 80 chỗ/tàu). 5 bến tàu đã hoàn thành toàn bộ đưa vào sử dụng là Bạch Đằng, Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông.
|
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, bến Bạch Đằng (P.Bến Nghé, Q.1) được thiết kế hiện đại. Không gian bến rộng rãi, thoáng mát, có lắp bàn ghế cho khách uống cafe và dùng diểm tâm tại chỗ trước khi lên tàu. Quầy căn tin cũng mở bán các loại thức uống đa dạng.
Đặc biệt, bến tàu còn có sơ đồ lộ trình tuyến và thông tin thời gian chạy tàu bằng song ngữ Việt - Anh, không chỉ khách trong nước mà khách nước ngoài cũng theo dõi dễ dàng.
Hướng tuyến từ bến Linh Đông (Q.Thủ Đức) - Bạch Đằng (Q.1) khởi hành lúc 6 giờ 30; tuyến bến Bạch Đằng - Linh Đông khởi hành lúc 7 giờ 30.
Qua quan sát của Thanh Niên, từ sáng sớm nhiều người đã tập trung về quầy bán vé liên hệ mua vé tàu đi lại trải nghiệm. Nhân viên quầy vé cũng hướng dẫn khách lộ trình đi lại và thông báo chính thức bán vé từ ngày mai. Tuy nhiên, nhiều người cũng tranh thủ có mặt xếp thành hàng dài lên tàu trải nghiệm trong ngày đầu chạy tàu buýt đường thủy.
Ông Nguyễn Hữu Khánh (54 tuổi, ngụ Q.3) là một trong những khách đầu tiên có mặt tại bến thuyền mua vé chia sẻ: “Nghe thông tin trên báo đài hôm nay chạy tàu buýt đường thủy, nên sáng sớm tôi đã tranh thủ đến bến Bạch Đằng mua vé. Nhưng nhân viên tại đây thông báo người dân bắt đầu đi tàu buýt từ ngày mai, tôi cũng có chút hụt hẫng. Ngày mai tôi sẽ quay lại để đi tàu trải nghiệm cho biết”.
tin liên quan
Nóng trên mạng xã hội: Giúp người, bị người đánh... te tua !Tại cửa bệnh viện, không biết vì lý do gì, người tốt lại bị hiểu nhầm và bị chính bạn của những người mình đã cứu đánh tới tấp, thương tích đầy mình.
Còn chị Nguyễn Thị Thủy (35 tuổi, ngụ Q.1), một trong số ít hành khách có mặt trên chuyến tàu buýt đường thủy đầu tiên rời bến Bạch Đằng, cho biết: "Tàu đầy đủ tiện nghi, từ trang thiết bị giải trí đến an toàn nên tôi yên tâm. Đây là lần đầu tiên tôi được ngắm cảnh thành phố từ sông, cảnh rất đẹp, nói chung tôi hài lòng về phương tiện và sẽ sử dụng nếu có công việc đi từ quận 1 đi sang quận 2 hoặc Q.Thủ Đức", chị Thủy phấn khởi chia sẻ.
|
Tuyến buýt đường thủy số 1, xuất phát từ bến Bạch Đằng (Q.1) lưu thông dọc sông Sài Gòn và kết thúc tại bến phà Linh Đông (Q.Thủ Đức) và ngược lại. Lộ trình tuyến buýt dài 10,8km đi qua địa phận các quận: 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức. Thời gian đi từ đầu bến đến cuối bến khoảng 30 phút; mỗi bến tàu ghé đón và trả khách 3 phút.
Toàn tuyến gồm 5 tàu, trong đó 4 tàu vận chuyển hàng ngày và 1 tàu dự bị. Lộ trình của tuyến có 12 bến (9 bến chính thức và 3 bến bổ sung).
tin liên quan
Nữ sinh 9X mơ làm cô giáo đã qua đời: Mong nơi xa em sẽ an vui!Nữ sinh 19 tuổi Phạm Thị Huỳnh Nga (nhân vật trong chương trình Chạm vào ước mơ số đầu tiên của Báo Thanh Niên) đã qua đời tại nhà vì căn bệnh bị ung thư máu.
Trong đó, 9 bến chính thức gồm: bến Bạch Đằng (P.Bến Nghé, Q.1), bến Sài Gòn Pearl (P.22, Q.Bình Thạnh), bến Bình An (P.Bình An, Q.2), bến Thảo Điền (P.Thảo Điền, Q.2), bến Tầm Vu (P.26, Q.Bình Thạnh), bến Thanh Đa (P.27, Q.Bình Thạnh); bến Bình Triệu (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức), bến Hiệp Bình Chánh (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức), bến Bình Quới (P.Linh Đông, Q.Thủ Đức). Ngoài ra, 3 bến bổ sung là bến Thủ Thiêm (khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2), bến Trường Thọ (quận 9), bến Tân Cảng (quận 2).
Để kết nối giao thông khai thác tốt tuyến buýt đường thủy, vừa qua Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản trình UBND TP.HCM xem xét cho mở thí điểm 3 tuyến xe điện chở khách từ các bến tàu buýt đường thủy, đến một số điểm tại TP. Cụ thể, tuyến số 1 hoạt động khu vực trung tâm; tuyến số 2 và 3 hoạt động khu quận 2. Dự kiến có 10 chiếc xe điện (8 - 14 chỗ) đưa vào khai thác trong tháng 11, hoạt động từ 5 – 22 giờ hàng ngày.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, TP.HCM hiện có lợi thế tuyến kênh rạch, sông rất thuận lợi phát triển giao thông đường thủy. UBND TP đã đặt ra nhiệm vụ từ 2015 - 2020 phải khai thác tốt giao thông vận tải đường thủy để kết nối các loại hình vận tải khác như đường bộ, hàng hải và tuyến đường sắt đô thị sắp tới, nhằm giảm áp lực giao thông bộ.
Sau thời gian nghiên cứu buýt đường thủy tại một số nước, Sở GTVT TP đã cùng Công ty TNHH Thường Nhật triển khai xây tuyến buýt đường thủy số 1 (Bạch Đằng - Linh Trung) và đưa vào vận hành thử nghiệm ngày 21.8, đến nay chính thức đưa vào khai thác. TP kỳ vọng tuyến buýt sẽ giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, hạn chế ùn tắc giao thông các khu vực phía đông TP.HCM.
tin liên quan
Người Sài Gòn đội mưa nhích từng chút thoát kẹt xe đêm Black FridayNgay giờ tan tầm, người Sài Gòn lại khổ sở chôn chân giữa nhiều tuyến đường kẹt xe kinh hoàng.
Bình luận (0)