Liên quan chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam, trong thông báo ngày 28.12.2022, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Bộ GTVT báo cáo kết quả việc chỉ định thầu như thế nào? Đã đúng quy định chưa? Chặt chẽ và có tránh được tiêu cực không? Chia nhỏ gói thầu như vậy thì ai là tổng thầu? Ai làm tư vấn giám sát? Rất nhiều vấn đề mà Bộ GTVT phải thực hiện nghiêm túc đúng quy định, đúng thủ tục và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này”.
[FLYCAM] Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây trong ngày thông xe kĩ thuật |
Nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong ngày thông xe kỹ thuật 31.12.2022 |
Lê Lâm |
Báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT khẳng định việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không chia nhỏ gói thầu và phải lựa chọn được nhà thầu xây lắp có năng lực, kinh nghiệm, uy tín; bảo đảm công khai, minh bạch, kiên quyết phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng.
Gỡ vướng vật liệu
Bộ GTVT |
Nhu cầu cát cho 4 dự án cao tốc lớn qua khu vực ĐBSCL khoảng 47 triệu m3, song đây cũng là khu vực rất khan hiếm cát. Để có nguồn cát phục vụ các dự án, Chính phủ đã cho phép tăng công suất khai thác ở các mỏ, cấp phép mỏ mới. Thủ tướng cũng chỉ đạo, đây là dự án trọng điểm quốc gia, các địa phương phải có trách nhiệm chung, chia sẻ nguồn cát với các địa phương khác. Liên tục trong thời gian qua, Bộ GTVT, Bộ TN-MT và các Ban QLDA đã làm việc trực tiếp với các địa phương có mỏ cát để tháo gỡ khó khăn, sớm cấp phép khai thác.
Ông Nguyễn Thế Minh, Cục phó Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ GTVT
Cụ thể, việc phân chia gói thầu được xem xét trên phạm vi, quy mô, tính chất công trình, nguồn vật liệu và đặc biệt là năng lực nhà thầu. Kết quả khảo sát của Bộ GTVT trong 5 năm gần đây cho thấy, chỉ có 1 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng có giá trị khoảng 3.600 tỉ đồng, trường hợp mở rộng 10 năm gần đây chỉ có thêm 1 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng có giá trị khoảng 5.700 tỉ đồng; các nhà thầu khác đã thực hiện hợp đồng có giá trị nhỏ hơn (5 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng có giá trị từ 1.600 - 2.300 tỉ đồng; 7 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng có giá trị từ 1.000 - 1.500 tỉ đồng; các nhà thầu còn lại thực hiện hợp đồng có giá trị dưới 1.000 tỉ đồng).
Vì vậy, các chủ đầu tư đã trình Bộ GTVT kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó đề xuất phân chia 12 dự án thành phần thành 25 gói thầu xây lắp có giá trị từ 3.000 - 8.000 tỉ đồng. Trong đó, 2 dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi, Cần Thơ - Hậu Giang chia thành 1 gói thầu do không có cầu lớn, hầm, chiều dài dưới 40 km; 7 dự án khác theo tính chất công trình cầu, hầm, chiều dài tuyến chia thành 2 gói thầu.
2022 nhìn lại: GDP cao kỷ lục và điểm sáng kinh tế Việt Nam |
Chọn nhà thầu mạnh
Chinhphu.vn |
Các nhà thầu được chọn thi công giai đoạn 2 đều được xếp hạng 1 - hạng cao nhất về xếp hạng nhà thầu, có năng lực tài chính mạnh, từng thi công nhiều gói thầu giao thông lớn trước đây. Về vướng mắc liên quan tới điều chỉnh giá hợp đồng khi nguyên vật liệu biến động, rút kinh nghiệm từ các dự án giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ áp dụng cơ chế điều chỉnh giá theo nhóm. Trong hợp đồng, các nhóm vật liệu thường có biến động giá lớn như sắt thép, xi măng, nhựa đường... sẽ được tách để điều chỉnh bù/trừ cho nhà thầu khi có biến động, thay tính bình quân chung tính cho cả hợp đồng.
Ông Lê Quyết Tiến, quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng
Riêng 3 dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh và Hậu Giang - Cà Mau chia thành 3 gói thầu do có chiều dài tuyến 60 - 90 km, chi phí xây dựng từ 13.000 - 15.000 tỉ đồng, có tính chất kỹ thuật phức tạp (gồm 4 công trình hầm, 2 công trình cầu lớn, phạm vi xử lý nền đất yếu lớn). Hồ sơ thầu cũng quy định thành viên đứng đầu liên danh chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, sẵn sàng thay thế các nhà thầu yếu kém trong liên danh khi chất lượng, tiến độ thi công không đảm bảo yêu cầu.
“Các nhà thầu được lựa chọn, được chủ đầu tư đánh giá đều là các doanh nghiệp có tiềm lực, có uy tín và đáp ứng các yêu cầu năng lực, kinh nghiệm của hồ sơ yêu cầu”, Bộ GTVT nêu.
Bình luận (0)