Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại 6 quốc gia: Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam. Đối tượng tham gia nghiên cứu là trẻ em độ tuổi từ 28 ngày tuổi đến 5 tuổi, nhập viện trong tình trạng sốt cao cấp tính và đến khám tại các phòng khám ngoại trú hoặc những phòng cấp cứu sẽ được chọn tham gia nghiên cứu, nếu thân nhân của trẻ đồng ý.
Trong vòng 16 tháng, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp cận nghiên cứu trên 4.900 trẻ (trong đó, Bệnh viện Nhi T.Ư thu tuyển 600 trẻ).
Sốt cấp tính là cơn sốt xuất hiện một cách đột ngột, thường kéo dài khoảng 3 ngày |
SHUTTERSTOCK |
Đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ trải qua một lần lấy mẫu máu tĩnh mạch và phết mũi họng để làm xét nghiệm các dấu ấn sinh học đã được chỉ định từ trước và xác định bệnh nguyên.
Tính an toàn của trẻ em tham gia nghiên cứu hoàn toàn được đảm bảo. Trẻ có chế độ chăm sóc thường quy và không có sự thay đổi nào đối với việc điều trị do kết quả của nghiên cứu gây ra. Kết quả nghiên cứu là cơ sở xây dựng mô hình xử trí sốt cấp tính hiệu quả, hướng đến khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho trẻ em Việt Nam.
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36,5 - 37,5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.
Sốt cấp tính cần được nghiên cứu cẩn thận, vì đây là dấu hiệu ban đầu của một nhiễm trùng nặng.
Sốt cấp tính là cơn sốt xuất hiện một cách đột ngột, thường kéo dài khoảng 3 ngày và hiếm có trường hợp sốt kéo dài nhiều hơn 1 tuần. Sốt cấp tính cần được nghiên cứu cẩn thận, vì đây là dấu hiệu ban đầu của một nhiễm trùng nặng.
Việc dự đoán khả năng diễn tiến nặng ở trẻ nhỏ bị sốt cao cấp tính là một thách thức cho các bác sĩ, điều dưỡng, trợ lý bác sĩ… Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, do sự hạn chế của các công cụ chẩn đoán, sự đa dạng của các nguyên nhân sốt và biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu cho nguyên nhân bệnh.
Vì vậy, tham gia nghiên cứu “Xây dựng mô hình dự đoán khả năng diễn tiến nặng ở trẻ nhỏ bị sốt cao cấp tính tại các quốc gia có nguồn lực hạn chế” là rất cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất diễn tiến nguy kịch ở trẻ em, qua đó góp phần hình thành lưu đồ dự đoán nguy cơ bằng cách kết hợp các dấu ấn sinh học của bệnh nhân và các đặc điểm lâm sàng tại thời điểm phân loại, áp dụng cho trẻ em sốt cấp tính ở các cơ sở hạn chế về nguồn lực.
Nghiên cứu cũng giúp xác định dấu ấn sinh học nào có thể đo lường được ở thời điểm khám bệnh và dự đoán mức độ nặng của bệnh; cũng như góp phần xác định sự kết hợp tối ưu các đặc điểm lâm sàng giúp dự đoán mức độ nặng của bệnh mà nhân viên y tế chưa đủ kỹ năng cũng có thể đánh giá được.
Bình luận (0)