Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht |
reuters |
Phát biểu trước quân đội Đức đóng tại Lithuania, Bộ trưởng Lambrecht nói sở dĩ bà kêu gọi như vậy là vì không biết phía Nga có thể đi xa đến mức nào, theo Reuters.
"Một điều chắc chắn là tình hình hiện tại buộc chúng ta phải làm nhiều thứ hơn nữa cùng nhau", bà Lambrecht nói, nhấn mạnh rằng xung đột ở Ukraine đang ngày càng "khốc liệt" và "vô nguyên tắc".
Theo bà, "việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân cho thấy các nhà chức trách Nga chẳng mảy may quan tâm đến vấn đề đạo đức".
Trong khi đó, Mỹ đã nhiều lần nói rằng họ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ ông Putin và giới chức ở Moscow.
Lầu Năm Góc: Không có dấu hiệu cho thấy Tổng thống Putin sẽ dùng hạt nhân |
Đức lần đầu tiên triển khai quân đội tại Lithuania, thành viên NATO có biên giới với Nga, vào năm 2017 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine năm 2014. Hồi tháng 6, Berlin đã đồng ý gia tăng quân số tại quốc gia Baltic để đối phó với cái mà Nga gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine diễn ra từ cuối tháng 2.
Bà Lambrecht hôm 7.10 đã dự lễ khánh thành trung tâm chỉ huy thường trực của Đức tại Lithuania. Bà cho biết sự ra đời của trung tâm này sẽ giúp Đức điều động một lữ đoàn quân đến Lithuania chỉ trong 10 ngày nếu cần. Một lữ đoàn NATO thường có 3.000 - 5.000 quân, trong khi Đức hiện duy trì khoảng 1.000 quân thường trực tại Lithuania.
"Chúng tôi đứng về phía các đồng minh của mình. Chúng tôi đã nghe thấy những lời đe dọa của Nga đối với Lithuania, nước đang thực hiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ở biên giới với Kaliningrad. Đây gần như không phải là những lời đe dọa đầu tiên và chúng tôi phải xem xét chúng một cách nghiêm túc và chuẩn bị sẵn sàng", bà Lambrecht nói.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, các quốc gia Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania đã kêu gọi NATO tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu tại khu vực.
Bộ trưởng Đức chỉ trích Mỹ bán khí đốt với giá trên trời |
Song NATO không sẵn sàng xây dựng các căn cứ thường trực ở Baltic, vì việc này sẽ tiêu tốn hàng tỉ USD và khó có thể duy trì. Các quốc gia Baltic có thể không có đủ quân đội và vũ khí, và việc hiện diện thường trực sẽ là diễn biến rất khiêu khích đối với Moscow.
Thay vào đó, NATO chọn cách đặt hàng nghìn binh sĩ vào chế độ sẵn sàng chiến đấu ở các quốc gia xa hơn về phía tây như Đức để có thể tiếp viện nhanh chóng nếu cần thiết.
Bình luận (0)