Cả ông Lý và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đều quả quyết mong muốn nhanh chóng giải quyết tranh chấp này và 2 bên đã thỏa thuận thành lập nhóm làm việc tìm kiếm giải pháp. Tuy nhiên, cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước vẫn không thể dễ và sớm được giải quyết. Nguyên do là 2 bên chưa có được sự tin cậy lẫn nhau và vì thế, chưa thể có triển vọng giải pháp. Nhu cầu thúc đẩy hợp tác vì tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội trong nước cũng như sự cần thiết phải đồng hành trên bình diện khu vực và thế giới buộc 2 nước xích lại gần nhau và thiết lập quan hệ hợp tác rất đặc biệt và đặc thù. Nó bao gồm hợp tác lẫn cạnh tranh, liên kết lẫn phòng ngừa, vừa là đối tác vừa là đối thủ. Chính vì thế mà sự tin cậy lẫn nhau rất khó được tạo dựng và củng cố.
Hai bên đều chủ ý dùng thiện chí và lợi ích hợp tác thiết thực, cụ thể để tạo dựng sự tin cậy. Không phải vô cớ mà Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Lý Khắc Cường. Trước đó, 2 bên đã dọn dẹp mọi trở ngại cũ và mới để ông Lý có thể thực hiện chuyến đi. Cách tiếp cận ở đây là đi từ gây dựng lợi ích chung và ràng buộc nhau vào lợi ích chung để vươn tới tin cậy lẫn nhau.
La Phù
>> Trung Quốc tuyên bố mở cửa thị trường nội địa với Ấn Độ
>> Ấn Độ bác đề nghị của Trung Quốc về biển Đông
>> Thủ tướng Trung Quốc thăm Ấn Độ
>> Sức mạnh đội tàu sân bay Ấn Độ
>> Sóng ngầm giữa Ấn Độ Dương
>> Ấn Độ, Trung Quốc đều sẽ mua 100 tàu chiến trước năm 2032?
Bình luận (0)