• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

EU muốn cấm khai thác dầu khí, than ở Bắc Cực

Khánh An
minhhung@thanhniennews.com
13/10/2021 21:02 GMT+7

Đề xuất trong chiến lược mới về Bắc Cực của Ủy ban châu Âu tập trung vào việc cấm khai thác tài nguyên để bảo vệ khu vực này.

Bắc Cực là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu

Reuters

Liên minh châu Âu (EU) sẽ tìm cách cấm khai thác dầu khí và than ở Bắc Cực nhằm bảo vệ khu vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, Reuters dẫn đề xuất trong chiến lược mới về Bắc Cực được đưa ra ngày 13.10 cho biết.

Đề xuất phản ánh nỗ lực của EU trong việc tăng cường vai trò trên trường quốc tế, dù liên minh này ít có ảnh hưởng ở Bắc Cực. EU không phải là thành viên Hội đồng Bắc Cực, dù 3 quốc gia EU gồm Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển là thành viên của hội đồng này.

“EU cam kết đảm bảo rằng dầu, than và khí vẫn ở dưới đất, bao gồm các khu vực Bắc Cực”, đề xuất nêu rõ dù thừa nhận EU vẫn còn nhập khẩu dầu khí khai thác ở Bắc Cực.

“Để đạt mục tiêu đó, Ủy ban châu Âu nên phối hợp với các đối tác, hướng đến ràng buộc pháp lý đa phương để không cho phép khai thác thêm hay mua tài nguyên từ đó”, theo đề xuất.

Bắc Cực là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, với tốc độ ấm lên tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua, khiến băng tan và mực nước biển dâng.

EU còn hướng đến chiến lược nhằm tăng cường nghiên cứu tác động của băng vĩnh cữu ở Bắc Cực tan chảy, đe dọa các giếng dầu và giải phóng khí nhà kính cũng như những vi khuẩn nguy hiểm bị chôn vùi dưới lớp băng này.

Băng vĩnh cửu tan, lộ xương voi ma mút ở Bắc Cực
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.