Gặp những dấu hiệu này, bạn nên đi khám tiểu đường

Thiên Lan
Thiên Lan
08/11/2021 00:06 GMT+7

Bệnh tiểu đường có nhiều dấu hiệu cảnh báo khi lượng đường trong máu tăng cao. Nhận biết những triệu chứng ban đầu của bệnh này có thể giúp bạn kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời, theo Timesofindia .

Ngoài những dấu hiệu phổ biến như quá khát nước hoặc đói bụng, nhưng có một số dấu hiệu ít phổ biến tiết lộ lượng đường trong máu cao:

Nổi sần và ngứa trên da

Những mảng da khô và ngứa là dấu hiệu cảnh báo phổ biến của bệnh tiểu đường mà mọi người thường bỏ qua

Shutterstock

Vết thương chậm lành, dễ bị vết thương và bầm tím đều có thể chỉ ra bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, sự thay đổi màu sắc và kết cấu của da, với những mảng da khô và ngứa là dấu hiệu cảnh báo phổ biến của bệnh tiểu đường mà mọi người thường bỏ qua. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen với các nếp nhăn sẫm màu quanh cổ, nách hoặc vùng bẹn - suy giáp cũng gây ra tình trạng này. Lượng insulin dư thừa trong cơ thể có thể khiến da dày hơn bình thường và biểu hiện như vậy.

Gặp vấn đề về thị lực

Bệnh tiểu đường thường dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài như vấn đề về thị lực, kể cả mất thị lực. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng một số triệu chứng này, kể cả các vấn đề về thị lực có thể xuất hiện khá sớm và cần được điều trị sớm nhất. Một trong những dấu hiệu cấp bách nhất có thể là nhìn mờ - xảy ra khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường và làm hỏng một số mạch máu quan trọng nằm trong và xung quanh mắt. Lượng đường quá cao cũng có thể dẫn đến mất thị lực tạm thời, sưng mắt hoặc thay đổi thị lực.

Thường xuyên chảy máu nướu, khô miệng

Sức khỏe răng miệng có liên quan trực tiếp với lượng đường trong máu

Shutterstock

Sức khỏe răng miệng có liên quan trực tiếp với lượng đường trong máu. Khô miệng, lúc nào cũng cảm thấy khát nước có thể là dấu hiệu thường bị bỏ sót của lượng đường trong máu cao.

Khô môi, khó nhai thức ăn, thường xuyên loét miệng hoặc giộp lưỡi, khô miệng có thể là những dấu hiệu cho thấy cần kiểm tra đường huyết, theo Timesofindia.

Tê, ngứa ran ở ngón tay và bàn chân

Dấu hiệu báo trước của bệnh tiểu đường có thể là ngứa ran hoặc tê ở bàn chân hoặc bàn tay. Ngoài cảm giác chóng mặt và mệt mỏi, lượng đường trong máu gián đoạn có thể ảnh hưởng đến cảm giác thần kinh, gây run, tê các ngón tay và tứ chi.

Tiểu tiện thường xuyên hơn

Tiểu tiện thường xuyên, nhiều hơn bình thường, có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang bùng phát bất ngờ.

Điều này xảy ra khi thận khó điều chỉnh mức độ glucose trong máu, nên thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Một dấu hiệu đặc biệt cần lưu ý là đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng đáng lo ngại.

Cảm thấy hơi kiệt sức hoặc mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của mức đường huyết tăng nhanh, và có liên quan đến “hội chứng mệt mỏi do bệnh tiểu đường”.

Có thể do mức đường huyết dao động hoặc thất thường không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi thường xuyên.

Ăn uống kém, ngủ không ngon và mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể góp phần gây ra mệt mỏi.

Cáu gắt

Ngay cả sự gián đoạn nhỏ nhất về lượng đường trong máu cũng có thể gây lo lắng, cáu kỉnh. Lượng đường trong máu cao, hoặc thấp đều dẫn đến cảm giác lo lắng, hồi hộp và tâm trạng cáu gắt.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cáu gắt cũng liên quan đến bệnh tiểu đường. Thay đổi tâm trạng ở người mắc bệnh tiểu đường thường đi kém với các dấu hiệu khác.

Giảm cân bất thường

Khi lượng đường trong máu mất cân bằng nghiêm trọng, lượng glucose bổ sung có thể đến thận và thải ra ngoài thành nước tiểu, điều này có thể gây giảm cân dễ dàng.

Cũng có những nghiên cứu đã chứng minh rằng sụt cân là triệu chứng cảnh báo người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp các biến chứng như bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh thận hơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.