Ghi nhận ca mắc Covid-19 nhập cảnh từ Nga

Liên Châu
Liên Châu
08/10/2020 19:19 GMT+7

Chiều nay, 8.10, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) thông báo bệnh nhân Covid-19 mới, là ca nhập cảnh từ Nga.

Theo Ban Chỉ đạo, ca mắc mới là bệnh nhân Covid-19 thứ 1.100 tại Việt Nam.
Bệnh nhân 1100 (nam, 29 tuổi) có địa chỉ ở P.Hưng Đạo, TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Phát hiện người về từ Nga mắc Covid-19, Việt Nam có 1.100 bệnh nhân

Ngày 26.9, bệnh nhân từ Nga nhập cảnh sân bay Cần Thơ (TP.Cần Thơ) trên chuyến bay QH9495, được chuyển đến cách ly tập trung tại ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu ngay sau khi nhập cảnh.
Bệnh nhân có tiếp xúc gần với các bệnh nhân 1094, 1091, 1092 và 1093.
Ngày 4.10, bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, đau họng và giảm khứu giác. Kết quả xét nghiệm ngày 7.10 tại Viện Pasteur TP.HCM cho thấy bệnh nhân dương tính với virus SAR-CoV-2.
Bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu.

5 người Ấn Độ đi chuyên cơ qua Đồng Tháp dương tính với Covid-19

Theo Ban Chỉ đạo, đến 18 giờ chiều nay, trong số 1.100 ca mắc Covid-10 tại Việt Nam từ đầu dịch, có 691 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước; 1.023 ca đã được điều trị khỏi; 35 ca tử vong. Đã 36 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong cộng đồng.
Bộ Y tế cho biết, trong phòng, chống dịch Covid-19, ngành y tế đã nghiên cứu, sản xuất các test, KIT chẩn đoán nhanh Covid-19; nghiên cứu đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc nhằm xây dựng phác đồ điều trị Covid-19; nghiên cứu sản xuất máy thở; nghiên cứu, sản xuất và đánh giá thử nghiệm vắc xin Covid-19.
 Việt Nam hiện có 4 nhà sản xuất vắc xin Covid-19, trong đó, 2 ứng viên được kỳ vọng nhiều nhất là Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế IVAC (Nha Trang), và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen (TP.HCM). Thủ tướng cũng đã đồng ý xây dựng đề án hỗ trợ sản xuất vắc xin Covid-19.
Một trong những hoạt động ưu tiên năm 2021 là  dự án khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19. Trước mắt, cần sớm có kinh phí tối thiểu 60 tỉ đồng từ nguồn sự nghiệp khoa học để IVAC và Nanogen thực hiện nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và 2 (tiến hành trên người với quy mô nhỏ).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.