Sáng 4.4, giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt đi lên. Chẳng hạn, Eximbank tăng 20 đồng so với hôm qua, đưa giá mua lên 23.250 đồng, bán ra 23.640 đồng; Vietcombank tăng 20 đồng đưa giá mua lên 23.280 đồng, bán ra 23.650 đồng… Giá USD tự do đi ngang khi vẫn mua vào 23.380 đồng, bán ra 23.480 đồng.
Giá USD quốc tế đầu ngày đi xuống khi chỉ số USD-Index còn 102,09 điểm, giảm 0,71 điểm so với hôm qua. Trong phiên đầu tuần, các nước thành viên OPEC+ công bố dự kiến sẽ giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay. Điều này đẩy giá dầu tương lai tăng vọt khiến nhiều chuyên gia lo ngại lạm phát tăng cao.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần chỉ trích OPEC+ về việc giảm sản lượng, với lý do áp lực lạm phát sẽ phình to khi giá nhiên liệu tăng cao và Nga sẽ có thêm ngân sách. Điều này khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gặp khó khăn trong quá trình chống lạm phát. Giá tăng còn khiến tiêu thụ năng lượng giảm xuống, đồng nghĩa với hoạt động kinh tế sa sút. Fed có thể phải tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất để kìm chế giá cả, tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.
Một số nhà phân tích cho rằng quyết định gây sốc của OPEC+ thực sự thúc đẩy kênh phòng ngừa lạm phát là vàng và tiếp tục đẩy đồng USD suy yếu.
Dù vậy, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn đi lên trong phiên đầu tuần. Đóng cửa ngày 3.4 (rạng sáng 4.4 giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones tăng 327 điểm, tương đương 0,98%, lên 33.601,15 điểm; chỉ số S&P 500 cộng 0,37%, lên 4.124,51 điểm. Đây là phiên leo dốc thứ 4 liên tiếp của cả 2 chỉ số này. Riêng chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,27%, còn 12.189,45 điểm. Cổ phiếu dầu khí phản ứng tích cực với quyết định giảm sản lượng của OPEC+, trở thành nhóm tăng mạnh nhất thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên này ...
Bình luận (0)