Giải đáp thắc mắc về khô dịch khớp

15/07/2015 11:00 GMT+7

Sau khi đi khám về, nhiều bệnh nhân bị đau nhức xương khớp đều băn khoăn với kết luận của bác sĩ: khô dịch khớp, bắt đầu có hiện thượng thoái hóa khớp. Vậy khô dịch khớp là bệnh lý như thế nào và ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao? Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về bệnh.

Sau khi đi khám về, nhiều bệnh nhân bị đau nhức xương khớp đều băn khoăn với kết luận của bác sĩ: khô dịch khớp, bắt đầu có hiện thượng thoái hóa khớp. Vậy khô dịch khớp là bệnh lý như thế nào và ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao? Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về bệnh.

Những câu hỏi dành cho bệnh lý khô dịch khớpMột số loại thảo dược quý có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả - Ảnh: shutterstock
Dịch khớp là gì ?
Dịch khớp là dịch nhầy, có chức năng bôi trơn và giảm xóc cho các khớp khi vận động. Mỗi khớp có 1 lượng dịch nhất định, các khớp lớn chứa khoảng 2 - 40 ml dịch. Trong dịch khớp, thành phần a xít hyaluronic đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của khớp: bôi trơn bề mặt khớp, giúp vận động dễ dàng, chống ma sát mỗi khi vận động. Đồng thời nó còn được ví như chất giảm xóc, phân tán lực tác động, ngăn ngừa lực tác động mạnh.
Dấu hiệu của khô dịch khớp ?
Có 4 dấu hiệu đặc trưng của khô dịch khớp: khớp kêu lục cục; có cảm giác buồn bẳn chân tay; co duỗi, vận động hạn chế; xuất hiện cứng khớp, nhất là vào buổi sáng.
Nguyên nhân nào làm khô dịch khớp ?
Các bệnh lý như viêm khớp, bệnh thống phong, hiện tượng vôi hóa ở ổ khớp, do trật khớp sau chấn thương, căng giãn quá mức các cơ khiến khớp bị lệch vị trí tạo ra sự cọ xát, lạo xạo, do thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể bị đè nén lên ổ khớp, hoạt động quá mức chịu đựng của khớp đều có thể là nguyên nhân khiến khô dịch khớp.
Khô dịch khớp kéo dài dẫn đến hậu quả thế nào ?
Khi khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, dịch nhầy giảm tiết, phản ứng đầu tiên của cơ thể là sụn khớp phì đại, mất đi sự trơn tru, sụn mỏng dần và hai đầu xương trơ ra, cọ xát vào nhau làm người bệnh đau đớn, nhất là khi vận động. Nặng hơn, các khớp cứng lại, sưng lên, tràn dịch khớp, khe khớp ngày càng hẹp dẫn đến lệch trục khớp khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ bị tàn phế suốt đời.
Thực phẩm nào tăng tiết dịch khớp ?
Bệnh nhân khô dịch khớp nên ăn các loại thực phẩm bắt nguồn từ biển như cá, mực, cua hay những loại rau có chất nhờn như mồng tơi, đậu bắp.
Y học cổ truyền có thể cải thiện tình trạng khô dịch khớp ?
Theo y học cổ truyền, dịch khớp giúp các khớp trơn nhuận và thực hiện dễ dàng mọi cử động được gọi là tân dịch. Hiện nay, y học cổ truyền có thể cải thiện được tình trạng khô dịch khớp dựa theo nguyên lý bổ âm sinh tân. Tân dịch bị hao hụt nên sử dụng các vị thuốc có tác dụng bổ sung hay còn gọi là nhóm thuốc bổ âm.
Nhóm thảo dược nào có tác dụng bổ sung dịch khớp ?
Một số thảo dược quý như đỗ trọng, ngưu tất, đương quy, khương hoạt, thương truật... đặc biệt là dược liệu cao xương cá sấu (chứa can xi và collagen) giúp tiết dịch khớp, tái tạo tế bào sụn khớp, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, an toàn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.