Giải mã cuộc ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng đắc địa giữa trung tâm thành phố

Giải mã cuộc ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng đắc địa giữa trung tâm thành phố

Lê Nam
Lê Nam
14/03/2023 13:15 GMT+7

3 tháng đầu năm 2023, hàng loạt mặt bằng kinh doanh ở trung tâm TP.HCM lâm cảnh ế ẩm, sang nhượng hoặc chủ nhà mỏi mắt kiếm khách thuê. Nhiều chủ nhà ở “phố nhà giàu” quận 7 cũng rầu rĩ vì hàng loạt mặt bằng phải để trống. Khách quốc tế phục hồi chậm nhưng giá thuê mặt bằng cao; sức mua người dân chậm được cho là những nguyên nhân chính.

Không chỉ trung tâm Q.1, Q.3 (tại TP.HCM) ế khách thuê mặt bằng để kinh doanh, nhiều chủ nhà ở “phố nhà giàu” Q.7 cũng rầu rĩ vì hàng loạt mặt bằng đẹp chung cảnh đìu hiu, ảm đạm; biển cho thuê treo kín tường suốt 3 tháng đầu năm 2023.

Hàng loạt mặt bằng đắc địa ở 'phố nhà giàu' quận 7 vắng người thuê

Lê Nam

Theo bà Uyên Trần, Giám Đốc nền tảng proptech (tức công nghệ bất động sản) Nhà Tốt, đơn vị đang sở hữu hơn 500.000 bất động sản mua bán và cho thuê được phân bố trên khắp các tỉnh thành, đánh giá sức mua ở hầu hết ngành hàng đều đang ở mức thấp. Trong khi đó chi phí thuê mặt bằng các khu vực trung tâm thành phố khá đắt đỏ gây áp lực lên nhiều đơn vị.

Giải mã cuộc ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng đắc địa giữa trung tâm thành phố

Giải mã cuộc ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng đắc địa giữa trung tâm thành phố - Ảnh 2.

Bà Uyên Trần - Giám Đốc nền tảng proptech Nhà Tốt

Lê Nam

"Trong năm 2022, giá thuê đang tăng 10-15% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Ngay trong khoảng thời gian 2022 này nó còn tăng nhanh hơn nữa. Nếu như sau Covid-19, giá thuê chỉ tăng đâu đó 3-4% thôi. Sau giai đoạn thị trường mua bán bị ảnh hưởng, nó tăng 10-15%", bà Uyên Trần nói.

Giải mã cuộc ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng đắc địa giữa trung tâm thành phố - Ảnh 3.

Mặt bằng quận 1 trống rất nhiều

Lê Nam


Không chỉ mặt bằng cho thuê ế ẩm, các trung tâm thương mại hay chợ truyền thống cũng chung cảnh vắng vẻ, lượng người mua sắm hạn chế. Đặc biệt là trung tâm thương mại lỗi thời hay nằm ở quận vùng ven, việc tìm kiếm khách thuê càng nan giải.

Trong năm 2022, giá thuê đang tăng 10-15% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Ngay trong khoảng thời gian 2022 này nó còn tăng nhanh hơn nữa.

Giải mã cuộc ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng đắc địa giữa trung tâm thành phố - Ảnh 4.

Một mặt bằng tìm người thuê ngay gần ngã 6 Phù Đổng

Lê Nam

Nếu như sau Covid-19, giá thuê chỉ tăng đâu đó 3-4% thôi. Sau giai đoạn thị trường mua bán bị ảnh hưởng, nó tăng 10-15%.

"Chúng ta phải để ý tại các mô hình trung tâm thương mại, khu vực F&B ăn uống tiện ích đóng vai trò rất lớn trong diện tích thuê của một trung tâm thương mại. Do vậy, đối với những trung tâm thương mại mà họ có kết hợp giữa nhà thuê mặt bằng với nhau không hợp lý sẽ giảm đi sức hút của trung tâm thương mại đó, dẫn đến sự không thành công của trung tâm thương mại", TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam phân tích.

Giải mã cuộc ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng đắc địa giữa trung tâm thành phố - Ảnh 5.

Nhiều doanh nghiệp rời mặt bằng trung tâm về quận lân cận để cắt giảm chi phí duy trì hoạt động

Lê Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 nhưng lại có tỷ lệ phục hồi ngành du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực. Trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt được xấp xỉ 3,5 triệu - thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu mà ngành du lịch đặt ra là 5 triệu. Trong khi giá thuê mặt bằng kinh doanh ở khu vực trung tâm đã trở lại gần như ở mức bình thường so với trước đại dịch.

Theo nhiều đơn vị, tình hình kinh doanh buôn bán ở TP.HCM hiện nay không hề dễ dàng do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngành dịch vụ. Trong khi cán cân cung – cầu đang có sự chênh lệch lớn. Điều này dẫn đến hàng loạt nhãn hàng, đơn vị tháo chạy khỏi mặt bằng trung tâm để giảm gánh nặng chi phí.

Chủ khách sạn TP.HCM cắn răng bù lỗ, khắp nơi treo bảng sang nhượng vì "hụt hơi"

"Trong bài toán giảm chi phí thì có câu chuyện rất lớn về thuê mặt bằng, chi phí vận hành, bởi vì như thế xu hướng của các nhà doanh nghiệp gần đây mình sẽ thấy họ sẽ chọn những mặt bằng có thể đánh đổi nằm ở trung tâm để cắt giảm chi phí, họ sẽ bắt đầu di chuyển sang khu vực lân cận", bà Uyên Trần - Giám Đốc nền tảng proptech Nhà Tốt chia sẻ thêm.

Số liệu từ công ty Knight Frank Việt Nam, TP.HCM sẽ có thêm 333.387 mét vuông diện tích văn phòng hạng A và B trên toàn thành phố trong vòng 2 năm tới, khiến tổng nguồn cung tăng khoảng 23%. Những dự án đầu tiên dự kiến sẽ khánh thành và đi vào hoạt động từ quý 2 năm 2023. Điều đó sẽ khiến giá chào thuê mặt bằng văn phòng hạng A giảm khoảng 2 USD trên mỗi mét vuông mỗi tháng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.