• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Giám đốc ĐH Huế chia sẻ về trách nhiệm người thầy trong bối cảnh hiện nay

Bùi Ngọc Long
Bùi Ngọc Long
19/11/2022 17:56 GMT+7

PGS.TS Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế , chia sẻ với PV Thanh Niên về trách nhiệm người thầy trong bối cảnh hiện nay nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Mở đầu câu chuyện, PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế, chia sẻ, người thầy không chỉ giới hạn ở việc giảng dạy hay hướng dẫn học sinh học hành mà còn là người truyền cảm hứng, giúp học sinh đi đúng đường, biết chính xác cách thắp sáng một tâm hồn bằng chính ánh sáng tự thân, trang bị cho học trò sức mạnh tri thức, trí tuệ định hình nhân cách để trở thành những công dân tốt của đất nước.

"Người ta nói rằng tương lai của một quốc gia cụ thể nằm trong tay con em của chính quốc gia đó. Vì vậy, một giáo viên có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của học sinh và giúp họ thành công trong sự nghiệp tương ứng", PGS-TS Lê Anh Phương nói.

PGS-TS Lê Anh Phương tặng hoa và bằng khen cho các nhà giáo của Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lê Huy

"Mỗi nhà giáo thực sự không tìm kiếm gì ngoài sự tôn trọng để đáp lại những nỗ lực bền bỉ của họ, cống hiến những gì tốt nhất.", ông Phương chia sẻ.

Lý giải về nghề cao quý

PGS-TS Lê Anh Phương, dẫn lời TS Abdul Kalam, nhà khoa học vật lý-Tổng thống thứ 11 của Ấn Độ: "Tôi tin rằng không có nghề nào khác trên thế giới quan trọng đối với xã hội hơn nghề giáo viên".

"Cha mẹ đã cho chúng ta cuộc sống và chính thầy cô là người dạy chúng ta cách sống. Thầy cô đã giới thiệu sự trung thực, chính trực và niềm đam mê cho chúng ta! Chúng ta tìm thấy sự hướng dẫn, tình bạn, kỷ luật và tình yêu, tất cả mọi thứ từ việc lớn lên cùng với mái trường", ông Phương lưu ý.

Ông Phương nói thêm: "Cả một cuộc đời dài, không ai là không gắn với việc học hành thi cử, dù ngắn dù dài, dù học theo phương thức nhà trường hay học theo một cách thức khác. Hai tiếng "thầy cô" đã trở nên thân thuộc với trẻ em, người lớn và người già. Những tiếng gọi thiêng liêng ấy dường như đã thành thói quen trong lòng mỗi người dù ở bất kỳ vị trí nào trong đó".

PGS-TS Lê Anh Phương nhận quyết định công nhận Giám đốc ĐH Huế từ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn (phải)

Lê Hoài Nhân

Với mỗi nhà giáo, theo ông Phương, những tiếng gọi thầy ơi, cô ơi thân thương, gần gũi mà thiêng liêng lúc nào cũng văng vẳng bên tai, nhắc nhở chúng ta, kìm giữ những bước chân lạc lối của chúng ta, mang tới cho chúng ta sự ấm áp và sức mạnh phi thường.

"Người sư phạm chuẩn mực lắm, người sư phạm ấm áp lắm, người sư phạm nghĩa tình lắm…. Đó là những mỹ từ thân thương mà chỉ nghề nhà giáo mới có, nên mỗi nhà giáo ngoài trọng trách nghề nghiệp còn gánh nặng trên vai đó là ngày mai của những thế hệ học trò của mình, tương lai của đất nước", PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế, đúc kết khi kết thúc buổi trò chuyện.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.