Giãn tĩnh mạch chân khiến người bệnh bị phù chân, cảm thấy khó chịu và đau đớn. Hai nguyên nhân phổ biến gây suy giản tĩnh mạch là béo phì và đứng lâu trong thời gian dài. Bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí cần phải phẫu thuật, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Các phương pháp phẫu thuật để điều trị giãn tĩnh mạch chân gồm là thắt cắt tĩnh mạch xuyên, loại bỏ thân tĩnh mạch hiển hay bóc túi giãn tĩnh mạch. Với những người chọn cách phẫu thuật, một câu hỏi đặt ra là liệu giãn tĩnh mạch có tái phát hay không.
Thật không may, chứng giãn tĩnh mạch có thể quay trở lại sau khi điều trị. Người bệnh sẽ dễ có nguy cơ tái phát hơn vì sức mạnh và độ đàn hồi của thành và van tĩnh mạch đã suy giảm. Tuy nhiên, biết được nguy cơ và nguyên nhân tái phát bệnh có thể trang bị kiến thức và thực hiện các chiếc lược phòng ngừa để duy trì sức khỏe tĩnh mạch ở trạng thái tốt nhất có thể.
Điều trị kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân khiến giãn tĩnh mạch tái phát. Trong quá trình điều trị, một số tĩnh mạch bị giãn chưa được xử lý hoàn toàn. Một số trường hợp chỉ xử lý các tĩnh mạch nông, trong khi tĩnh mạch sâu hơn lại không được điều trị, cuối cùng khiến bệnh tái phát.
Một nguyên nhân khác là yếu tố di truyền khiến các tĩnh mạch của người bệnh dễ bị suy giãn. Tình trạng suy giãn xảy ra ở các tĩnh mạch trước kia là khỏe mạnh cũng khiến bệnh tái phát.
Khi giãn tĩnh mạch tái phát, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về tình trạng của mình. Bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân gốc rễ và đề xuất phương pháp điều trị. Họ cũng có thể kiểm tra tĩnh mạch và xác định mức độ hoạt động của tĩnh mạch.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ đề nghị can thiệp bằng phẫu thuật hay dùng vớ nén. Ngoài chăm sóc y tế, việc thay đổi lối sống như giảm cân, tập thể dục thường xuyên, tránh đứng hay ngồi lâu, sẽ giúp kích thích máu lưu thông, giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát bệnh, theo Healthline.
Bình luận (0)