Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 18.8.2020

17/08/2020 23:16 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 18.8.2020 nêu ra những góc khuất trong hội nhập quốc tế của các trường đại học Việt Nam ở cuộc chạy đua xếp hạng.

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 18.8.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt còn ghi nhận những lỗi sai thí sinh dễ mắc phải qua bài làm môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tìm cách để môi trường khoa học không bị “ô nhiễm” trước vấn nạn mua bán bài báo khoa học quốc tế.

“Bứt phá” nhờ phép màu mua bán bài báo khoa học ? 

Trong cuộc chạy đua đẳng cấp quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam mấy năm gần đây nổi lên một số “ngôi sao sáng”, là các trường non trẻ, nhưng đã vượt lên dẫn đầu cả nước về thành tích nghiên cứu. Thành tựu đó là nhờ vào phép màu nào?
Giai đoạn 10 năm qua, cả nước có sự bứt phá về số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín (là những tạp chí nằm trong các danh mục ISI, Scopus) của các đơn vị có địa chỉ từ Việt Nam. Đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng này, ngoài những nơi truyền thống nghiên cứu khoa học mạnh như Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, các ĐH quốc gia, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì nổi lên một số “ngôi sao mới”.
Đó là những trường đại học nào và họ đã thực hiện những cách thức nào có được thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế ? Một phân tích sâu với nhiều minh chứng rõ ràng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.8) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đáng quan tâm này.

Làm sao để có môi trường khoa học lành mạnh?

Việc xét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư cần phải đặt vấn đề nghiên cứu trong cả quá trình (Ảnh minh họa)

Ngọc Thắng

Làm sao chấm dứt được những hoạt động phi khoa học như thuê viết bài báo, công bố tập san“dỏm” để những nhà khoa học chân chính có môi trường làm nghiên cứu trong sạch là băn khoăn của nhiều người.
Theo một nhà khoa học đang công tác tại một trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM, để hạn chế tình trạng này, bắt buộc nhà khoa học phải luôn “sống”.
Chẳng hạn việc xét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư cần phải đặt vấn đề nghiên cứu trong cả quá trình. Cứ 3 năm phải xét lại xem một giáo sư, phó giáo sư có công trình gì không. Sau một thời gian không hoạt động gì thì phải xét lại mới công bằng. Ở Việt Nam có thực tế nhiều giáo sư, phó giáo sư sau khi đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm thì từ đó về sau không nghiên cứu nữa. Nếu đưa ra các chính sách tiếp theo về hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh tiến sĩ... thì cũng nên yêu cầu các giáo sư, phó giáo sư phải “sống", nghiên cứu khoa học liên tục; nếu không thì không được mời vào trong các hội đồng nghiên cứu.
Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai, các nhà khoa học sẽ nêu thêm nhiều giải pháp để có được môi trường nghiên cứu khoa học lành mạnh.
Qua những ngày chấm thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, một số giáo viên đã tổng kết được những lỗi thí sinh dễ mắc phải trong bài làm môn này. Bài ghi nhận trên tin tức giáo dục đặc biệt của Thanh Niên phần nào sẽ giúp các thí sinh dự đợt 2 các kinh nghiệm để làm bài tốt.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.