Giới khoa học lo ngại loại khí này hơn CO2 trong mối nguy ấm lên toàn cầu

Giới khoa học lo ngại loại khí này hơn CO2 trong mối nguy ấm lên toàn cầu

10/10/2022 16:27 GMT+7

Rò rỉ khí metan hiện đang nổi lên như mối đe doạ hành đầu đối với khí hậu toàn cầu. Trong sự cố mới nhất liên quan đến hai đường ống dẫn khí đốt của Nga dưới lòng biển Baltic.

Rò rỉ khí metan đã làm tăng tốc độ ấm lên toàn cầu. Đây là mối đe dọa hàng đầu đối với khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây.

Sự cố mới nhất liên quan đến đường ống khí đốt Nord Stream của Nga dưới biển Baltic góp thêm lo ngại về vấn đề này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc giảm lượng khí thải metan là rất quan trọng để ngăn chặn những tác động nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau nhiều thập niên tập trung vào khí cacbonic (CO2), các nhà khoa học đã bắt đầu nhận ra mối đe dọa đến từ khí metan.

Nhưng khí metan là gì?

Nó là thành phần chính của khí đốt tự nhiên. Một phần khí metan đến từ các nguồn tự nhiên đầm lầy, nhưng phần lớn phát sinh từ các hoạt động của con người.

Theo nguồn thông tin từ Dữ liệu của Liên minh Khí hậu và Không khí sạch, 2/3 lượng khí thải do con người tạo ra từ các hoạt động chăn nuôi gia súc và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Phần còn lại là từ chất thải phân huỷ và canh tác lúa.

Xét về khí nhà kính, các nhà khoa học nói khí metan mạnh hơn nhiều so với khí cacbonic trong ngắn hạn. Mặc dù metan phân huỷ trong khí quyển nhanh hơn so với CO2 nhưng tác động có hại cũng nhanh.

Khi so sánh ảnh hưởng của cả hai khí thải này trong 1 thế kỷ, nghiên cứu cho thấy khí metan ảnh hưởng xấu hơn đến 28 lần. Còn trong 2 thập niên thì chênh lệch lên đến 80 lần.

Vào năm 2021, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã ký cam kết cẳt giảm lượng khí thải so với mức năm 2020.

Các chính phủ trên thế giới đang đưa ra các yêu cầu để ngành dầu khí phát hiện và sửa chữa những sự cố rò rỉ sau khi nghiên cứu cho thấy rò rỉ metan đang tạo nên một vấn đề lớn.

Thế giới ngày nay đang đi gần đến "điểm giới hạn", là khi các vòng lặp phản hồi khí hậu bắt đầu, làm cho hiện tượng ấm lên toàn cầu tự duy trì.

Một nghiên cứu nói rằng các sự kiện có thể kích hoạt những vòng lặp đó sắp xảy ra, như sự sụp đổ của dải băng Greenland hoặc sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.