Thành công từ... nghĩ khác, làm khác

Rất nhiều người trẻ khởi nghiệp ngay tại quê nhà, vấp phải không ít gian khó nhưng họ đã kiên trì nghĩ khác, làm khác và đã thành công.

Năm nay 35 tuổi, Võ Hoài Phong (Giám đốc DNTN Hùng Phong, Tuy Hòa, Phú Yên) đã có trên 10 năm lăn lộn trên lĩnh vực công nghệ thông tin anh đã nghĩ khác, làm khác. Dù đã tính toán kỹ lưỡng nhưng anh vẫn hết sức bấn loạn trong những ngày đầu điều hành doanh nghiệp. Bởi vốn ít mà phải chi hàng loạt khoản tiền từ thuê mặt bằng cho đến các thiết bị, tạo lập cơ sở doanh nghiệp. Lĩnh vực cung ứng công nghệ thông tin lúc này đã có nhiều doanh nghiệp đi trước, vì thế cạnh tranh rất gắt gao. Là “người đi sau”, Phong xác định phải chịu khó chú trọng vào khâu dịch vụ.
Anh nói: “Điều quan trọng là mình phải chứng tỏ được sự kiên trì, tận tình trong các dịch vụ máy tính, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng. Dần dần tạo được sự tin tưởng, mở rộng hệ thống khách hàng. Hiện tại, tôi đang liên kết với một số đồng nghiệp để nhận dịch vụ lắp đặt, bảo trì các loại máy in, photocopy, điện thoại di động. Nói chung là phải liên tục cố gắng làm ăn uy tín để tạo dựng thương hiệu ngày một lớn mạnh”.
Với Lê Tấn An (31 tuổi) thì việc khởi nghiệp thành công lại không liên quan gì đến bằng cấp mà nhờ nghĩ khác, làm khác. Quê ở H.Đồng Xuân (Phú Yên), mới học hết lớp 10, anh đã bỏ ngang để vào Sài Gòn học mỹ thuật tại các xưởng tư nhân.
Sau nhiều đắn đo tính toán, An chọn gắn bó với nghề điêu khắc đá. Về Tuy Hòa lập nghiệp, anh đã phải chạy đôn chạy đáo thuê, rồi chuyển mặt bằng cho cơ sở điêu khắc đá. Nghề đá mỹ nghệ luôn cần mặt bằng rộng, gần nơi dễ quảng bá, thông thương, tuy nhiên mặt bằng rộng tại trung tâm thành phố thì giá “quá tải”. Mặc dù khó khăn nhưng anh đã duy trì và phát triển doanh nghiệp tư nhân điêu khắc Tấn An hơn 10 năm qua.
“Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phải bám chặt vào nhu cầu thị trường. Lĩnh vực đá mỹ nghệ đòi hỏi phải có lực lượng nghệ nhân thạo nghề. Chính cái khó của ngành này đã kích thích em quyết tâm khẳng định mình. Vừa thu hút người có nghề, vừa tuyển dụng đào tạo, đến nay doanh nghiệp đã có trên 10 thợ lành nghề. Sản phẩm chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, công việc không lúc nào ngơi nghỉ”, An nói.
Anh Lê Tấn An ĐÀO ĐỨC TUẤN
Tùy vào độ tinh nghề, thu nhập mỗi nhân công ở cơ sở điêu khắc đá Tấn An hiện từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày. Sản phẩm tại đây rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Từ các loại đá cảnh trang trí trong nhà, ngoài vườn, cơ sở Tấn An hiện nhận thực hiện các cụm tượng, non bộ nghệ thuật với hình khối cao hàng chục mét. Gần đây, Tấn An liên tiếp thực hiện các đơn đặt hàng nhiều sản phẩm gia dụng “độc, lạ” làm từ đá nguyên khối, với độ thẩm mỹ ngày càng cao. anh thành công là nhờ nghĩ khác, làm khác
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.