Môi trường kinh tế bên ngoài diễn biến bất lợi là một lý do. Kinh tế thế giới nhìn chung vẫn đang rất khó khăn và chính sách tiền tệ của Mỹ đang thu hút dòng tiền quay lại nước này.
Trong bối cảnh tình hình ấy, chính phủ Ấn Độ lại chẳng thực hiện những cải cách kinh tế và xã hội cần thiết do không có được sự đồng thuận quan điểm giữa các đối tác trong liên minh cầm quyền. Cơ cấu hạ tầng không được hiện đại hóa, tình trạng hành chính quan liêu chưa được khắc phục, tham nhũng chưa được đối phó triệt để. Hậu quả là lạm phát tăng, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường chứng khoán sa sút và thất nghiệp tăng. Tất cả những điều đó khiến rupee chịu áp lực và mất giá trở nên không thể tránh khỏi.
Ấn Độ không phải là cường quốc xuất khẩu nên không tận lợi được gì từ đồng bản tệ yếu. Trái lại, do nước này phải nhập khẩu cả nhiên liệu lẫn nguyên vật liệu nên rupee yếu càng ảnh hưởng xấu hơn. Tình trạng khó khăn hiện tại được so sánh với lần khủng hoảng tiền tệ năm 1991, nhưng có điểm khác biệt cơ bản là thực lực kinh tế và dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ hiện đã mạnh hơn so với trước.
Tuy nhiên, cơn giông bão xa này đe dọa khả năng thắng cử của phe cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội trong năm tới. Chính phủ Ấn Độ không còn nhiều thời gian để cản hoặc chống giông bão.
Thảo Nguyên
>> Pakistan phóng thích hàng trăm ngư dân Ấn Độ
>> Ấn Độ có thể tấn công hạt nhân phủ đầu Trung Quốc, Pakistan?
>> Pakistan tố Ấn Độ nã pháo giết chết sĩ quan quân đội
>> Ấn Độ điều máy bay khủng tới sát Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc: Tàu sân bay Ấn Độ và Nhật Bản là mối đe dọa cho Trung Quốc
>> Ấn Độ điều máy bay vận tải quân sự đến biên giới với Trung Quốc
>> Vụ nổ tàu ngầm Ấn Độ là do lỗi con người ?
>> Tàu tốc hành đâm đoàn người hành hương ở Ấn Độ
Bình luận (0)