Chính sách đối ngoại của Ai Cập lại tác động mạnh mẽ tới toàn bộ cục diện chính trị an ninh ở Trung Đông và cả thế giới Ả Rập. Khi trước, Tổng thống Hosni Mubarak gắn Ai Cập rất chặt vào Mỹ, gần như đồng hành với Israel trong quan hệ với Palestine, thân thiện với những quốc gia vùng Vịnh trừ Iran. Bây giờ, ông Mursi dẫu không muốn cũng phải có chính sách khác bởi cuộc chính biến không chỉ làm thay đổi chính thể mà còn khiến người dân quan tâm hơn đến chuyện đối ngoại. Họ coi đó cũng là một bằng chứng về sự khác biệt giữa thời nay và thời trước.
Cái khó đối với Tổng thống Mursi là chưa thể bỏ được những cái cũ trong khi phải nhanh chóng bộc lộ cái mới. Dân chúng Ai Cập không thích Mỹ vì cho rằng nước này gây chiến tranh ở các nước Hồi giáo, luôn bênh vực Israel và không đáp ứng lợi ích chính đáng của Palestine. Nhưng Ai Cập lệ thuộc vào viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ. Cân bằng giữa hai nhu cầu đó sẽ là sứ mệnh ngoại giao không đơn giản của Tổng thống Mursi.
Giữa cũ và mới cũng là nét đặc trưng hiện tại trong chính sách của Ai Cập đối với Israel và Iran. Ông Mursi không thể hủy bỏ Hiệp ước Camp David với Israel nhưng cũng không thể chỉ hành xử có lợi cho Israel như trước. Ông muốn làm tan băng trong quan hệ với Iran nhưng không thể làm tổn hại quan hệ với Mỹ và Israel. Ai Cập trong thời mới vừa muốn tìm thêm đồng minh mới vừa muốn duy trì đồng minh cũ.
Thảo Nguyên
>> Hoàn tất từ điển về Ai Cập cổ
>> Cơ sở ngoại giao Mỹ tại Yemen, Ai Cập đồng loạt bị tấn công
>> Thống chế Ai Cập Tantawi có thể phải hầu tòa
>> Tranh cãi tiếp diễn tại Iran về chuyến thăm của tổng thống Ai Cập
>> Nữ phát thanh viên “không che mặt” đầu tiên của Ai Cập
>> Ai Cập kết án 76 người tấn công đại sứ quán nước ngoài
>> Tổng thống Ai Cập sẽ thăm nhà máy điện hạt nhân Iran
Bình luận (0)