• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Góc nhìn phóng viên: Cơ quan quản lý ở đâu ?

17/07/2019 07:31 GMT+7

Thực tế vẫn có những dự án căn hộ đã bán cho dân… lọt qua nhiều cửa để được thế chấp vay tiền, dẫn đến những tranh chấp phức tạp, thiệt hại lớn cho khách hàng.

Tiếp nhận hồ sơ tài liệu từ cơ quan chức năng về các chiêu trò, thủ đoạn của một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) bịp, chúng tôi thấy làm lạ, bởi hầu hết người dân sập bẫy dự án “ma” hoặc tình trạng cùng một căn hộ bán cho nhiều người; đem dự án cầm cố ngân hàng, lừa gạt khách hàng ký vào hợp đồng bất lợi, bị chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng... đều tù mù thông tin về quy hoạch, tính pháp lý của dự án.
Thực tế, mỗi lần mua nhà, muốn biết nhà có bị tranh chấp, giải tỏa, cầm cố ngân hàng hay không, người dân chỉ trông mong cơ quan nhà nước cung cấp thông tin nhưng lại gặp lắm thủ tục nhiêu khê. Trong khi đó, theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp BĐS phải có trách nhiệm công khai thông tin trên. Nhiều nạn nhân cho biết, doanh nghiệp BĐS bịp tổ chức nhiều sự kiện quảng cáo, quảng bá dự án “ma”, “thổi giá” cao, lôi kéo... hàng trăm khách hàng đến giao dịch nhưng không hề thấy sự can thiệp của chính quyền. Nhiều trường hợp phải đến khi người dân bị lừa đệ đơn hoặc trực tiếp tới kêu cứu cơ quan chức năng nơi có trụ sở doanh nghiệp BĐS bịp trú đóng hoặc dự án BĐS được giao dịch thì các cơ quan này mới biết chuyện (?!).
Thêm vào đó, một dự án đủ điều kiện để được góp vốn đầu tư, tung ra thị trường mua bán, kể cả việc mang dự án chung cư thế chấp ngân hàng vay hàng trăm tỉ đồng, đòi hỏi phải hoàn tất nhiều thủ tục hồ sơ giấy tờ và qua lăng kính kiểm tra, giám sát của nhiều cấp. Thế nhưng, thực tế vẫn có những dự án căn hộ đã bán cho dân… lọt qua nhiều cửa để được thế chấp vay tiền, dẫn đến những tranh chấp phức tạp, thiệt hại lớn cho khách hàng. Những thực tế trên cho thấy, rõ ràng một trong những nguyên nhân khiến người dân bị sập bẫy doanh nghiệp BĐS bịp là cơ quan quản lý nhà nước chưa làm hết trách nhiệm.
 
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.