Đích thân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khen ngợi "ông Tây" James Joseph Kendall và nhóm bạn Keep Hanoi Clean chung tay dọn dẹp mương thối ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, góp phần làm môi trường Hà Nội đẹp hơn.
Nhưng Hà Nội còn rất nhiều kênh mương kín đặc rác cũng cần được ra tay kịp thời. Những ngày qua, chúng tôi nhận được nhiều lời kêu cứu của người dân đang sinh sống cạnh các mương thối của Hà Nội, như mương trên đường Xuân Thủy; dốc Tam Đa; khu vực phường Trung Liệt (quận Đống Đa).
|
Mương Thụy Khuê, cạnh dốc Tam Đa thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, là một nhánh thuộc sông Tô Lịch cũ, nay là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ. Tuyến mương “chết” vì ô nhiễm này dài khoảng gần 3 km, chạy thẳng từ dốc La Pho đến chợ Bưởi trước khi chảy ra sông Tô Lịch.
Tới ngày hôm nay, nước dưới mương vẫn đen kịt, rác thải phủ kín mặt nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ô nhiễm là vậy, nhưng hàng ngày, hàng trăm hộ dân vẫn sinh hoạt cạnh đây, thậm chí tắm giặt, thản nhiên ngồi ăn ngay cạnh mương. “Thối lắm, nhưng biết chạy đi đâu, ai cứu chúng tôi không?”, ông Hải, người bán rau bên chợ Tam Đa rầu rĩ.
'Ông Tây' không biết muốn nhặt rác phải...xin phép chính quyền
Liên quan đến việc lãnh đạo phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) bất bình khi khách nước ngoài đến dọn dẹp rác ở trên địa bàn phường mà không xin phép, chiều 17.5, ông Tây nhặt rác đã chia sẻ suy nghĩ của mình.
Hơn 10 năm sống cùng mương thối sát nhà
Đó là thảm cảnh của người dân ở ngõ 233 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội phải chịu từ con mương trước cửa nhà.
Ngay từ đầu đường, cho dù có đeo khẩu trang vẫn ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ con mương ô nhiễm nặng nề này.
Theo quan sát của chúng tôi, nước mương đen ngòm, đặc quánh, rác thải nổi lềnh phềnh, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Nước thải của các hộ dân cư và các khu công nghiệp quanh đây đều vô tư xả hết xuống mương khiến nơi đây càng ô nhiễm trầm trọng.
|
Theo một số hộ dân sống cạnh đây, đoạn mương ở ngõ 233 Xuân thủy có từ trước những năm 1975 với mục đích lấy nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Hồi đó, nước rất trong và sạch. Trẻ con thoải mái xuống bơi lội, nô đùa, nhiều người còn giặt quần áo. Nhưng hơn chục năm trở lại đây, con mương này trở nên ô nhiễm nặng nề do lượng nước thải đổ xuống quá lớn.
Đoạn mương này là một trong những nhánh thoát nước đổ ra sông Nhuệ. Dự án lấp mương thoát nước, làm đường cho người dân được tiến hành từ năm 2011, nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý, gây bức xúc cho nhiều hộ dân sống tại đây.
Con mương chỉ cách các hộ dân sinh ở đây chừng 2 m. Hàng ngày, người dân nơi đây phải giặt giũ, nấu ăn, phơi quần áo ngay sát con mương. “Những ngày đầu mới chuyển đến đây, mỗi bữa ăn tôi đều phải đóng chặt cửa. Nhưng mùi xú uế vẫn bốc lên nồng nặc, cả nhà vừa ăn cơm phải vừa bịt mũi”, chị Hòa, một hộ bán hàng cạnh đây cho biết.
Bịt mũi ăn uống, bán hàng cả chục năm cạnh 'mương thối' giữa Thủ đô
Suốt nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân sống cạch dốc Tam Đa (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hàng ngày phải sống chung với cảnh hôi thối nồng nặc của con mương “chết” dài gần 3km.
Kêu trời vì mương thối thi công 8 năm chưa xong
Từ nhiều năm nay, người dân ở khu dân cư 5A và tổ dân phố số 23, 25 phường Trung Liệt, quận Đống Đa phải sống chung với mương thối ô nhiễm trước cửa nhà.
Nguyên nhân là do con mương chảy qua địa bàn đang bị ô nhiễm nặng nề cùng với đó là việc thi công chậm trễ của dự án cống hóa mương Tây Sơn T5A1.
|
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án cải tạo mương T5A1 từ phố Tây Sơn đến phố Yên Lãng (phường Trung Liệt, Đống Đa) nằm trong dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội. Chiều dài đoạn mương được cống hóa dài gần 1 km, được triển khai từ năm 2008, do Ban quản lý Dự án Thoát nước Hà Nội làm chủ đầu tư.
Đã qua hơn 8 năm, kể từ ngày khởi công xây dựng, nhưng việc cống hóa con mương bị ô nhiễm dài gần 1 km này vẫn chưa xong, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Cảnh công trường thi công ngổn ngang cùng con mương thối lộ thiên ngay trước cửa nhà, bốc mùi xú uế nồng nặc khiến cư dân tổ dân phố 25 rất bức xúc.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Đào Thị Lan, một hộ dân sống gần đây cho biết, cách đây hơn chục năm, con mương này bắt đầu trở nên ô nhiễm nặng nề do ý thức quá kém của người dân. “Họ thường xuyên vứt rác và xả nước thải trực tiếp ra mương. Từ khi dự án cống hóa được tiến hành, cư dân quanh đây đều vui mừng vì sắp có một cuộc sống trong lành hơn. Nào ngờ đâu, thi công gần 8 năm trời vẫn ngổn ngang, ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm”, bà Lan thở dài.
Bình luận (0)