100% đại biểu có mặt đã biểu quyết tán thành nội dung trên.
Cụ thể, quận Cầu Giấy sáp nhập 142 tổ dân phố thành 74 tổ; quận Hoàn Kiếm sáp nhập 651 tổ dân phố thành 132 tổ; quận Long Biên sáp nhập 156 tổ dân phố thành 76 tổ, quận Ba Đình sáp nhập 300 tổ dân phố thành 136 tổ; quận Đống Đa sáp nhập 866 tổ dân phố thành tổ; quận Hai Bà Trưng sáp nhập 742 tổ dân phố thành 242 tổ; quận Thanh Xuân sáp nhập 183 tổ dân phố thành 82 tổ; quận Hoàng Mai sáp nhập 574 tổ dân phố thành 223 tổ; quận Tây Hồ sáp nhập 293 tổ thành 95 tổ; quận Hà Đông sáp nhập 11 tổ thành 6 tổ; huyện Ứng Hòa sáp nhập 8 thôn để thành lập 4 thôn mới.
Cùng với đó, Hà Nội cũng đổi tên 226 tổ dân phố, trong đó, quận Ba Đình đổi tên 46 tổ; quận Cầu Giấy đổi tên 37 tổ; quận Đống Đa đổi tên 26 tổ; quận Hai Bà Trưng đổi tên 17 tổ; quận Hoàng Mai đổi tên 89 tổ; quận Tây Hồ đổi tên 11 tổ.
Sau khi nghị quyết được thông qua, số lượng thôn, tổ dân phố ở 11 quận huyện trên là 1.407; giảm 2.519 thôn, tổ dân phố.
Thống kê đến hết tháng 11.2019, toàn thành phố có 7.968 thôn, tổ dân phố (2.510 thôn và 5.458 tổ dân phố), trong đó, 4.115 thuộc diện phải sắp xếp. Tuy nhiên, 2 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và 5 huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Mỹ Đức, Đông Anh không đề nghị thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trong năm nay (2020).
Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, sau khi sắp xếp, toàn thành phố có 5.260 thôn, tổ dân phố; giảm 2.708 thôn, tổ dân phố so với trước khi sáp nhập (34%).
Nguyên nhân của việc sắp xếp được cho là do quy mô nhỏ của thôn, tổ dân phố làm ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực từ cộng đồng nhân cư, xã hội hóa để thực hiện các công trình văn hóa, khu vui chơi, thể theo. Đồng thời, quy mô thôn, tổ dân phố nhỏ cũng ảnh hưởng đến công tác sinh hoạt đảng, tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố.
Bình luận (0)