Hai sở ở Quảng Ninh 'bật mí' cách giải quyết thiếu nguồn vật liệu san lấp

Lã Nghĩa Hiếu
Lã Nghĩa Hiếu
08/12/2022 20:27 GMT+7

Để giải quyết nhu cầu Quảng Ninh khó tìm nguồn cung 650 triệu mét khối đất đá san lấp mặt bằng">nguồn vật liệu san lấp mặt bằng , tỉnh Quảng Ninh đang dùng đất đá thải mỏ thay vì phát đồi rừng, qua đó đem đến nhiều lợi ích, tiết kiệm kinh phí.

Gỡ hiểm họa 'bom bùn' trên đầu người dân

Ngày 8.12, Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, vấn đề nguồn cung cấp vật liệu để san lấp mặt bằng cho các dự án trên địa bàn tỉnh đã làm nóng nghị trường.

Các bãi thải mỏ tại TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh) cao hàng trăm mét như núi, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở

lnh

Theo đó, ông Trần Như Long, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh cho biết, theo tính toán của địa phương này, nhu cầu khối lượng san lấp đến năm 2025 là 595 triệu m3; giai đoạn 2026 - 2030 là 510 triệu m3.

Chính vì vậy, việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp là phương án tối ưu, vừa đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt về san lấp mặt bằng, tiết kiệm được kinh phí cho cải tạo, phục hồi môi trường. Đặc biệt, cách làm này còn giải quyết được vấn đề diện tích đổ thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn phù hợp với chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ năm 2019 đến nay, đơn vị này đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị ngành Than tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ TN-MT xem xét giải quyết một số cơ chế chính sách cấp phép cho sử dụng đất đá thải mỏ đến nay đã có những kết quả nhất định.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh đã có 4 trường hợp được Bộ TN-MT đồng ý cho khai thác thu hồi, với tổng khối lượng khoảng 12,4 triệu m3. Thời gian tới, dựa trên nhu cầu thực tiễn và đề xuất của các đơn vị ngành Than, sở sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh triển khai nội dung trên; đồng thời xác định 32 vị trí bãi thải mỏ để khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ có thể làm vật liệu san lấp đưa vào phương án bảo vệ môi trường trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh.

Tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả được hình thành sau khi dùng nguồn vật liệu san lấp từ đất đá thải mỏ

lnh

Đáng chú ý, ông Trần Như Long cho biết, việc đưa vào khai thác, sử dụng đất đá thải mỏ thời gian vừa qua đã hạ độ cao bãi thải, giảm chi phí cải tạo phục hồi môi trường, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí, nguy cơ sạt lở trong quá trình đổ thải, tăng thu ngân sách (thông qua cấp quyền thu tiền khai thác mỏ)…

Trong thời gian tới, ông Trần Như Long cho biết, địa phương này tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả và sự phù hợp của việc thực hiện chủ trương, chính sách tăng cường sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp trong bối cảnh hiện nay, vừa giải quyết được vấn đề khó khăn trong nguồn vật liệu san lấp, hạn chế khai thác đất đồi, hạn chế phá vỡ cảnh quan tự nhiên, đồng thời tiết kiệm, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng nguồn đất đá thải mỏ sẽ giám sát chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển và sử dụng đảm bảo tránh thất thoát tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng đúng mục đích.

Đất đá thải mỏ có giá khoảng 30.000 - 50.000 đồng/m3

So sánh kinh phí từ việc dùng đất đá thải mỏ và vật liệu san lấp thông thường, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, với 1 m3 đất, đá thải mỏ để đưa ra san nền sẽ gồm 2 nhóm chi phí, gồm: chi phí bốc xếp, vận chuyển đất, đá thải mỏ từ bãi thải mỏ đến điểm tập kết và chi phí từ điểm tập kết đến dự án.

Những bãi thải mỏ của ngành Than tại Quảng Ninh đang đầu độc người dân

lnh

dao động 30.000 - 50.000 đồng/m3, rất thấp.Tuy nhiên, chi phí thứ hai là chi phí vận chuyển từ bãi tập kết đến dự án thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố, như phương án vận chuyển, bốc xếp, loại hình, công suất vận chuyển, quãng đường… thì bị đội lên rất nhiều.

Do đó, về giải pháp, Sở Xây dựng Quảng Ninh, chủ đầu tư các dự án khi lựa chọn đất, đá thải mỏ phục vụ san lấp phải lựa chọn điểm thuận lợi về chất lượng, khoảng cách, nhất là gần với điểm trung chuyển của ngành Than để giảm chi phí.

Bên cạnh đó, chủ đầu cần xây dựng, tính toán phương án vận chuyển tối ưu hóa để giảm chi phí tối đa, nên tận dụng tối đa các bến bốc xúc của ngành Than. Về phía ngành xây dựng, sẽ có trách nhiệm thẩm tra, công bố đơn giá trần tối đa áp dụng cho 1m3, nguyên tắc là sẽ tính đúng, tính đủ để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, tạo điều kiện thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.