Hàng ngàn người tham dự Lễ hội Tháp Bà Ponagar sau 2 năm gián đoạn vì dịch

21/04/2022 15:45 GMT+7

Sáng 21.4, hàng ngàn người dân và du khách đổ về P.Vĩnh Phước (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) để tham dự khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 - 23.3 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người Mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách làm ăn (trồng lúa, dệt vải) và sinh sống.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, Lễ hội Tháp Bà Ponagar bị gián đoạn 2 năm do dịch Covid-19; năm nay việc tổ chức lễ hội đảm bảo an toàn phòng chống dịch. "Khi chưa có dịch, mọi năm Lễ hội Tháp Bà Ponagar thu hút khoảng 100.000 người về dự lễ nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch nên lượng người dự ước đạt khoảng 50%. Các đoàn về dự sẽ được sắp xếp lịch trình, vào dâng hương cho Mẫu nhưng đảm bảo giãn cách, phòng dịch", ông Nguyễn Văn Hoa, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, cho biết.

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố trên 3 mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở 2 mặt bằng: Mandapa (tiền đình) và Khu đền Tháp ở phía trên.

Thế quang

Ngay từ sáng sớm đã có hàng ngàn người dân, du khách đến dâng hương

thế quang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống của tín ngưỡng thờ Mẫu ở vùng đất Khánh Hòa như: lễ cầu Quốc thái dân an, lễ cúng Ngọ, lễ dâng hương Mẫu, lễ tế cổ truyền, lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương

thế quang

Nhiều đoàn khách hành hương đến từ các tỉnh thành khác như: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Thế quang

Bà Nguyễn Thị Bê (Thừa Thiên-Huế) cho biết năm nào bà cũng cùng các chị em vào Nha Trang tham dự Lễ hội Tháp Bà Ponagar. "Đến đây mình chỉ cầu mong Mẹ phù hộ sức khỏe, bình an cho gia đình cũng như mọi người và cầu mong dịch bệnh được tiêu trừ", bà Bê nói.

Dịp này, đồng bào Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận cũng về tham dự lễ hội khá đông

thế quang

Người Chăm mang theo những lễ vật giản dị để dâng lên Mẹ và cầu mong Mẹ ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cũng như những điều tốt đẹp khác trong cuộc sống gia đình, xóm làng

thế quang

Người Chăm trong trang phục truyền thống

thế quang

Lễ vật cúng Mẹ của một gia đình người Chăm

Thế Quang

Một người dân đi dâng Lễ

thế quang

Bên cạnh các nghi thức, Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn có các hoạt động như trình diễn dệt thổ cẩm, làm gốm truyền thống của đồng bào Chăm.

Thế quang

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.