Liệu “Thánh sim” có bị thu hồi, gói cước vừa hòa mạng chưa dùng hết tiền, dung lượng sẽ như thế nào, ai sẽ gánh chịu cho họ thiệt hại? Gói cước siêu rẻ mà người tiêu dùng đang sử dụng vi phạm những quy định nào: luật Cạnh tranh, luật Thương mại, luật Viễn thông hay luật nào khác?
Đó là những câu hỏi mà các thuê bao, dư luận đang vô cùng băn khoăn và khó hiểu. Trong khi đó, thông tin mà cơ quan quản lý là Cục Viễn thông “tuýt còi” còn chưa rõ ràng, thiếu thuyết phục. Quyết định tạm dừng triển khai chỉ với một lý do chung chung là vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý giá cước viễn thông.
tin liên quan
Bị 'tuýt còi' gói Thánh SIM, Vietnamobile nói gì?Tương tự như vậy, sự xuất hiện của nhà mạng mới như Vietnamobile trong thời gian qua, với việc phủ sóng 3G đã mang lại sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Người dùng 3G của nhà mạng này chỉ cần bỏ ra khoảng 20.000 đồng tháng có thể sử dụng 120 GB dữ liệu trong 1 tháng. Trong khi đó, cũng với 30 ngày gói MiMax của Viettel người dùng phải trả tới 70.000 đồng, dung lượng chỉ được 600 MB; gói MIU của MobiFone và M50 của Vinaphone cũng vậy.
Thị trường tự do cạnh tranh, sản phẩm nào hợp túi tiền của số đông, ai bán rẻ, chất lượng tốt thì người tiêu dùng sử dụng. Với doanh nghiệp, vi phạm trong kinh doanh phải xử lý. Đó là điều cần thiết để tạo sự kinh doanh bình đẳng.
tin liên quan
Hết cơ hội lướt Facebook, YouTube thoải máiNếu doanh nghiệp làm ăn bất minh, sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng thì tự người tiêu dùng, khách hàng của họ khi sử dụng, trải nghiệm sẽ nhận ra và tẩy chay. Chính sách, quy định của pháp luật sinh ra để tạo dựng hành lang, khuôn khổ cạnh tranh, bình đẳng, minh bạch và cân bằng lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, đặc biệt số đông người dân.
Bình luận (0)