Hố đen, thuộc hệ mặt trời và hố đen có tên HR6819, chỉ cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng, ở khoảng cách 9.500 tỉ km, và được tìm thấy nhờ vào kính viễn vọng của Đài thiên văn phương Nam châu Âu (ESO) ở Chile.
Đối với những người ở khu vực Nam Bán Cầu, họ có thể nhìn thấy hai ngôi sao còn lại trong hệ này trên bầu trời đêm mà không cần sự hỗ trợ của kính viễn vọng.
|
“Chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi nhận ra đây là hệ sao đầu tiên với hố đen có thể thấy được bằng mắt thường”, theo đồng tác giả báo cáo Petr Hadrava của Viện Hàn lâm khoa học CH Czech ở Prague.
Hố đen gần nhất từng được phát hiện trước đó cách Trái đất khoảng 3.200 năm ánh sáng, tức xa gấp 3 lần hố đen hiện tại, trưởng nhóm Thomas Rivinius của ESO cho biết.
Kẻ ẩn mặt vô hình
Hệ sao và hố đen ban đầu được quan sát trong cuộc nghiên cứu về hệ thống sao đôi, mà theo giới khoa học cho rằng có thể giúp họ hiểu thêm về các hệ mặt trời thuộc nhóm này.
Tuy nhiên, họ bị sốc khi phát hiện về sự tồn tại của một cái gì đó bất thường, chưa từng thấy trước đó.
Kết quả cho thấy thành viên còn lại là một hố đen. “Một vật thể vô hình với khối lượng gấp ít nhất 4 lần mặt trời chỉ có thể là hố đen”, trưởng nhóm Rivinius rút ra kết luận.
Đây cũng là hố đen đầu tiên được tìm thấy trong tình trạng hoàn toàn không tương tác dữ dội với môi trường xung quanh.
Sự xuất hiện không đoán trước của hố đen thuộc nhòm sao Viễn Vọng Kính ở Nam Bán Cầu cho thấy có lẽ vẫn còn có nhiều hố đen khác ở vùng phụ cận Trái đất chờ được khám phá.
Giới thiên văn học đưa ra giả thuyết cho rằng hiện có từ 100 triệu đến 1 tỉ hố đen cỡ nhỏ đang tồn tại trong Dải Ngân hà.
Bình luận (0)