Các nhà hoạt động vì môi trường cho biết tình trạng này đang diễn ra tại huyện Raub, bang Pahang của Malaysia. Đây là nơi sinh sống của loài hổ Mã Lai, thuộc nhóm động vật “cực kỳ nguy cấp” vì chỉ còn dưới 300 cá thể trên thế giới.
tin liên quan
Sơ tán cả tòa nhà vì nhầm mùi sầu riêng là khí độcTờ The Guardian ngày 24.10 dẫn lời nhà hoạt động Siti Zuraidah Abidin thuộc tổ chức bảo tồn WWF Malaysia cho hay các cánh rừng tại Raub đã trở thành điểm đến quen thuộc cho du khách Trung Quốc và Singapore để tham gia các “tour sầu riêng”. Giờ đây, thêm nhiều vùng bị khai phá để lấy đất trồng loại trái cây này.
Theo bà Abidin, việc khai phá các cánh rừng cũng đang chuẩn bị diễn ra tại khu vực Hulu Sempan, gần nơi bảo tồn mà hổ Mã Lai sinh sống. Theo ước tính, khoảng 1.213 hecta đất tại Hulu Sempan sẽ dùng để trồng sầu riêng.
Việc tàn phá môi trường sống của hổ có thể gây tác động kinh hoàng đến sự tồn vong của loài này. Hơn nữa, việc khai hoang đất ở Hulu Sempan có thể khiến các cánh rừng bị xé nhỏ, ảnh hưởng đến đời sống và việc di chuyển của động vật hoang dã.
Malaysia là một trong những nước trồng sầu riêng nhiều nhất thế giới. Đa phần số này được xuất sang thị trường Trung Quốc. The Guardian dẫn lời giới chuyên gia dự đoán sầu riêng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Malaysia thay thế dầu cọ.
Nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đã tăng trung bình 26%/năm trong 10 năm qua, đạt 1,1 tỉ USD trong năm 2016. Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng nhiều nhất với 402.661 tấn mỗi năm, trong đó 303.430 tấn xuất sang Trung Quốc.
Bình luận (0)