Hoa bưởi của người ra đi - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung (Hà Nội)

24/09/2023 16:00 GMT+7

Mình sắp phải xa nơi đây rồi sao? Làng quê và người con gái yêu quý đang bịn rịn tiễn đưa người đàn ông khác.

Tháng hai. Tôi và anh Hiên nhập ngũ. Vẫn đi sau bóng lưng cao gầy của anh. Đến nỗi sương sớm chưa giăng hết đã đủ che đi dáng nhấp nhô bước cao bước thấp. Anh Hiên đấy. Ông bạn nhào mình xuống sông để kéo thằng tôi dù bơi rõ kém. Giờ thì mấy kỷ niệm trẻ con gạt hết đi thôi. Xe đến đón, lá xanh ngụy trang phủ kín. Có lần anh Hiên hỏi, chăng nhiều lá như thế, đến cái mặt tong teo này chỉ cần thò ra thụt vào là đủ, mỗi lần là bòm một cái có thằng giặc gục xuống. Tôi phì cười trước câu bông đùa thơ ngây của anh, dù cũng chẳng biết giải thích sao cho anh hiểu. Bước lên xe, mùi hoa bưởi dìu dịu chẳng hiểu sao lại làm tôi cay mũi. "Anh nhớ về với em nhé". Lý ôm lấy anh Hiên thổn thức. Tôi ôm mẹ chia tay, cố gắng gạt đi hình ảnh kia. "Về hái hoa bưởi cho em cài tóc cho thơm". "Nhất định rồi". Lý và anh Hiên nói lời cuối trước khi chia tay.

Hoa bưởi của người ra đi - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung (Hà Nội) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cây bưởi đầu làng không ai trồng cả. Nó tự mọc, tự sinh cành, trổ hoa. Làng có nhiều trẻ con nhưng chúng không để ý. Chúng chỉ thích sà đến mút mật hoa râm bụt mà thôi. Ngọt ngào ôm ấp cái lưỡi, cái miệng còn mùi thơm thì chỉ là thứ yếu. Có lần mẹ bảo, lấy hoa bưởi về để mẹ ướp. Ra đến nơi lại tần ngần không dám hái. Hoa mọc lên mất bao nhiêu công sức mà sao lại làm đau nó. Về, mẹ không mắng, chỉ xoa đầu mà thôi. Gió từ đâu thổi đến mát rượi và bóng cây bưởi đã không còn thấy dù chỉ là một chấm nhỏ.

"Sao nào, nhớ con bé nào à? Chưa nói cho nó biết thì quên đi".

Tôi không đáp lại. Anh Hiên cũng có bóng hình thân yêu nhung nhớ ở làng. Anh không biết bóng hình của tôi là ai vì tôi chỉ yêu thầm cô ấy. Chính là Lý, người duy nhất tôi chưa dám ngỏ lời. "Mà anh Hiên ơi, em không để ý lắm, không biết Lý có ra tiễn không anh?", tôi cố nói dối để anh không nghi ngờ. "Có, nó đứng khóc ở chỗ cây bưởi. Tao có ra tạm biệt. Khổ, đêm qua khóc như thế mà giờ vẫn còn nước mắt. Mày biết không, tao chạm vào môi nó, mềm lắm mày ạ. Biết bao giờ mới được chạm vào lần nữa. Nó còn đưa tao cái khăn đây này". Tôi chẳng nghe rõ anh nói gì nữa, chỉ nhớ như in tiếng nấc to của mẹ. Nó hòa cùng nhiều tiếng nấc của nhiều cha mẹ trong làng. Nó hòa vào hương hoa bưởi. Mùi mồ hôi và vị nước mắt mằn mặn. Bình thường có bao giờ khóc thế đâu. Chiến thắng rồi còn về con ơi. Tôi chỉ nhớ thế thôi.

"Xốc lại tinh thần nào anh em. Vì gia đình thân yêu ở nhà. Chúng ta phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù".

Chúng tôi cùng gật đầu, nắm tay lại thật chặt. Nhìn sang bên, cánh tay gầy gò của anh Hiên đặt lên ngực áo. Lúc này đây, người nào đến từ đâu không còn quan trọng nữa. Tất cả đều là đồng chí, đồng đội. Lại nhớ tới bác Hùng bố anh Hiên. Tin bác hy sinh báo về làng trong một chiều mưa tầm tã. Tiếng khóc không át dược tiếng mưa rơi mà chẳng hiểu sao tôi nghe rõ lắm. Tiếng anh Hiên to nhất, anh nói sẽ trả thù cho bố. Trên chiếc xe này, hẳn ai cũng có hoàn cảnh gần như thế. Tất cả họ đều xung phong tình nguyện ra chiến trường đánh Mỹ.

Chúng tôi vào miền Nam, trải qua nhiều trận đánh khốc liệt. Mấy lần tưởng chết mà vẫn giữ được mạng. Đúng hơn là những lời cầu khấn của gia đình đã đến tai ông bà tổ tiên nên chúng tôi được phù hộ. Cứ nghĩ thế đi cho nhẹ người. Đến khi đến số thì cũng được quây quần với ông bà, được hãnh diện kể với ông bà rằng mình chiến đấu anh dũng thế nào để không thẹn với tổ tiên. Quân ta tiến dần về Sài Gòn. Ai cũng mường tượng ra chiến tranh sắp kết thúc rồi, địch thù sắp thua rồi. Chỉ cần cố gắng một chút nữa thôi là độc lập tự do sẽ đến. Chúng tôi được lệnh hành quân khẩn trương, ngày nghỉ đêm đi. Một đêm như mọi đêm, chúng tôi giữ hàng lối hành quân trong yên lặng. Tin truyền xuống báo đây là đoạn đường nguy hiểm thường xuyên bị địch tập kích, máy bay lúc nào cũng có thể tấn công nên mọi người phải ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nghe nói nhiều chiến sĩ ta đã hy sinh ở dây rồi. Chúng tôi lúc đó cảnh giác cao độ, dỏng tai lên nghe ngóng từng động tĩnh. Tiếng nổ rộ lên từng chặp. Đúng là địch tấn công mày ơi. Anh Hiên chỉ kịp nói thế rồi kéo tôi vào gốc cây bên đường. Một quả bom nổ ngay gần. Tai tôi điếc đặc. Khi đợt tấn công đi qua, tự dưng mùi hoa bưởi ở đâu tỏa ra dìu dịu. Đúng loài hoa anh Hiên thích. Mà sao anh không nói gì?

Anh Hiên hy sinh mà người bên cạnh là tôi tận mắt chứng kiến. Mắt mũi cũng hoa đi, chỉ thấy anh nằm đó, máu tuôn thấm đẫm áo xanh. Chúng tôi đặt anh Hiên ở ngay đó, nơi mùi hoa bưởi tỏa đến có thể ngửi được rõ ràng. Vì tôi là bạn thân của anh nên đơn vị giao tôi mang kỷ vật để giao lại cho gia đình.

Còn ai nữa đâu. Chiến tranh mà. Tôi đi chiến đấu ở miền Nam đến khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất. Độc lập, tự do đến rồi. Nhà tôi và anh Hiên chẳng còn ai. Chết hết, không còn người nào sống sót. Chỉ còn hai người có liên quan đến anh Hiên là mẹ anh và Lý. Lúc sắp hy sinh, anh gọi mẹ và cả Lý. Cô người yêu bé nhỏ mà anh Hiên vẫn mang nỗi nhớ da diết dù cái chết cận kề. Cô đón tin anh Hiên ở đúng gốc bưởi nơi hai người chia tay. Mùi hoa bưởi vẫn tỏa ra da diết. Nỗi nhớ nhung người yêu không được khỏa lấp, lại bị đau thương xâm chiếm và những giọt nước mắt che nhòa đi tất cả.

Tôi đón cả hai người về ở cùng vì họ cũng không còn ai. Mẹ anh, sau nhiều lần khóc nấc trước kỷ vật của con. Bà đau khổ lắm, lúc nào cũng lơ thơ lẩn thẩn. Còn một người nữa cũng đau khổ là Lý. Tại sao cô ấy lại cùng về sống với tôi và mẹ Hiên? Cũng chỉ vì muốn chăm sóc, phụng dưỡng người mà cô sẽ là con dâu nếu anh Hiên còn sống.

"Anh sẽ đi tìm mộ anh Hiên. Em ở nhà chăm sóc bà nhé".

Vậy là tôi lên đường, trải qua bao ngày dò tìm ở chỗ đường cũ, nơi anh Hiên ngã xuống. Rồi cũng tìm ra nhờ vẫn còn mùi hoa bưởi. Đưa được anh về cũng là lúc lại được thấy mẹ anh khóc hết nước mắt. Tôi bỏ hết công việc, và hoàn thành trách nhiệm đã hứa với anh khi hai anh em còn tâm sự với nhau. Lý là vợ tôi rồi, chỉ duy nhất điều này là tôi phụ anh. Đúng thế. Cũng vì sự tàn khốc của chiến tranh, khi những người còn lại bên nhau thấy Lý lúc nào cũng khóc vì đau buồn, tôi sao cầm lòng được. Tình thương biến thành tình cảm chân thành rồi chúng tôi ở gần nhau, tựa vào nhau mà sống.

Chúng tôi đưa anh về nghĩa trang, lập bàn thờ cho anh ở nhà để ba người cùng tưởng nhớ mỗi lần giỗ anh. Ba con người đau thương cùng lập thành một gia đình nhỏ. Tôi trồng một cây bưởi cho hoa trắng muốt và vẫn mùi thơm ấy. Tôi vẫn nhắc lại chuyện về loài hoa yêu thích của anh và mỗi khi thắp hương đều có hoa bưởi trên bàn thờ anh. Khi đó vợ tôi lại nói chuyện với anh thật lâu. Tôi cũng cùng vợ trò chuyện với người bạn thân thiết của mình.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹp lần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹp lần thứ 3 của Báo Thanh Niên đề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: songdep2023@thanhnien.vn hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trang Sống đẹp của Báo Thanh Niên.

Hoa bưởi của người ra đi - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung (Hà Nội) - Ảnh 3.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.