Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim học trò

13/02/2015 06:49 GMT+7

(TNO) Đã có một thời, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam đều không hề được học hoặc nghe thầy cô kể về cuộc chiến tranh biên giới 1979, hải chiến Gạc Ma hay chuyện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Nhưng nay mọi chuyện đã khác.

(TNO) Đã có một thời, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam đều không hề được học hoặc nghe thầy cô kể về cuộc chiến tranh biên giới 1979, hải chiến Gạc Ma hay chuyện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Nhưng nay mọi chuyện đã khác.

Tiết mục minh họa trong bài thuyết trình về chủ quyền biển đảo của học sinh lớp 8, Trường THCS Lý Tự Trọng - Ảnh: Nhà trường cung cấpTiết mục minh họa trong bài thuyết trình về chủ quyền biển đảo của học sinh lớp 8,
Trường THCS Lý Tự Trọng - Ảnh: Nhà trường cung cấp

Video: Các học sinh trường THCS Lý Tự Trọng nói về Hoàng Sa, Trường Sa
 

“Ăn chưa no, lo chưa tới” luận chuyện Hoàng Sa

Bốn năm qua, vào thứ hai hằng tuần, dưới cờ Tổ quốc, các học sinh khối 8, 9 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lại thuyết trình những bài luận về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Để không các em không bị bỡ ngỡ trước nguồn tư liệu ngồn ngộn cả trên báo lẫn trong sách vở và để đi đúng trọng tâm hơn, ban giám hiệu nhà trường đã vạch sẵn 9 chủ đề.

Trung Quốc đã có những hành động xâm lược lãnh thổ VN từ rất sớm. Kể từ trận Gạc Ma, cho đến năm 2007, Trung Quốc đã lập ra đường 9 đoạn ngang ngược choán hết gần như toàn bộ diện tích biển Đông
Cao Nguyễn Khánh Quỳnh,
học sinh lớp 9/2

Cụ thể, trong suốt năm học, học sinh khối lớp 8 và 9 chủ động tìm hiểu để hoàn thành bài viết cùng pa nô, hình vẽ minh họa theo các chủ đề: công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS); tố cáo những vi phạm của giàn khoan Hải Dương-981; Hoàng Sa, Trường Sa bị xâm lược như thế nào; hiểu biết về cuộc chiến biên giới phía bắc 1979…

Nhiều người lần đầu tiên nghe những bài thuyết trình đã không khỏi ngỡ ngàng về sự hiểu biết của các em. Qua đó cũng thấy rằng, đi đôi với tình yêu biển cả, với “núm ruột” giữa trùng khơi còn là sự phẫn nộ của lứa tuổi học trò đối với những hành vi bành trướng của Trung Quốc.

Cao Nguyễn Khánh Quỳnh, học sinh lớp 9/2 trong bài thuyết trình “Phản ứng của Việt Nam khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981” khẳng định: Trung Quốc đã có những hành động xâm lược lãnh thổ Việt Nam từ rất sớm. Kể từ trận Gạc Ma cho đến năm 2007, Trung Quốc đã lập ra đường 9 đoạn ngang ngược choáng hết gần như toàn bộ diện tích biển Đông.

Và vụ giàn khoan Hải Dương-981 vào biển Đông đã đẩy sự việc lên đỉnh điểm. “Mà kể ra, cái giàn khoan đó là một âm mưu thâm độc mới của Trung Quốc… Một phép thử ranh ma nhằm đánh bẫy những ai không có “một trái tim nóng và một cái đầu lạnh”, Quỳnh nhìn nhận.

Ở lứa tuổi mà theo nhiều người lớn “ăn chưa no lo chưa tới” nhưng qua theo dõi tình hình, Quỳnh hiểu rằng, việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 về phía đảo Hải Nam cũng như “thái độ hòa dịu của Trung Quốc luôn che giấu một mưu toan sâu xa hơn, mà mục tiêu vẫn là thôn tính biển Đông…”. Em nhấn mạnh: Trường Sa, Hoàng Sa là của người Việt Nam, của nước Việt Nam. Đó như là một chân lý không thể chối cãi được.

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 4
Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 5Mỗi giờ chào cờ đầu tuần, học sinh Trường Lý Tự Trọng lại thuyết trình về tình hình biển Đông
- Ảnh: Nhà trường cung cấp
Nghe bài thuyết trình với đề tài “Những vi phạm của Trung Quốc trên biển Đông trong những năm gần đây” của học sinh lớp 9/1, có lẽ nhiều người lớn sẽ bất ngờ và xúc động vì sự hiểu biết của thế hệ học trò hiện nay. Bài luận nhìn nhận: “Ý đồ thôn tính biển Đông không chỉ mới xuất phát trong thời gian gần đây mà những hành động đó được thể hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, cụ thể nhất là bản đồ “đường lưỡi bò”. Bản đồ này được Vụ Biên giới và lãnh thổ Trung Quốc xuất bản tháng 2.1948, với tên gọi Nam hải chư đảo vị trí đồ”.
Video: Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tấn Sĩ nói về cách giảng dạy cho các học sinh về biển đảo

Sau khi được xem triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Nhân chứng lịch sử và pháp lý” diễn ra vào tháng 8.2014 tại Tam Kỳ, em Tôn Nữ Mai Phương, học sinh lớp 9/6 đã viết lên những cảm nghĩ: “Qua thời sự, ti vi chúng ta cũng đã thấy Trung Quốc sử dụng nhiều luận điệu để biện minh cho hành động sai trái của mình xung quanh giàn khoan Hải Dương-981 nhưng không qua được mắt cộng đồng quốc tế. Hành động của Trung Quốc là khiêu khích, kệch cỡm hay nói đúng hơn là “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Học sinh học thời sự

Những ngày khi giàn khoan Hải Dương-981 đang di chuyển trên biển Đông, được cho là thực hiện một dự án thăm dò dầu khí, Trường THCS Lý Tự Trọng lại “nóng” lên với những thông tin thời sự.

Thời điểm truyền thông đưa tin về việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trên đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa), thầy cô giáo tại trường cũng chủ động thông tin để học sinh nắm tình hình, theo sát diễn biến về mối đe dọa mới trên biển Đông.

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 6
Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 7Học sinh phản đối, vạch trần hành động xâm chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc
- Ảnh: Nhà trường cung cấp

Thầy Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết, mặc dù Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển nước ta, nhưng nhà trường nhắc để các học sinh hiểu rằng: đừng ảo tưởng là việc này sẽ chấm dứt việc vi phạm chủ quyền. “Chúng tôi cung cấp thông tin, cập nhật cho các em hiểu Trung Quốc luôn dùng nhiều thủ đoạn. Cụ thể là đang triển khai xây dựng trái phép tại các đảo, xây dựng, tôn tạo sân bay tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) giống như hành vi kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển nước ta. Chúng tôi cũng tuyên truyền để các em sẵn sàng, cảnh giác”, thầy Sĩ nói.

Theo thầy Sĩ, để giáo dục học sinh về tình yêu biển đảo thì không nên xem những hoạt động là một cuộc thi. “Thi chỉ là một động lực để giúp các em thêm hứng thú tìm hiểu, cái cần là  tác động vào nhận thức của học sinh liên tục và thường xuyên hơn” - thầy Sĩ chia sẻ.

Từ mùa hè 2014 cho đến nay, giữa trường và đồn biên phòng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, nghe các chiến sĩ đã ra thực địa xung quanh giàn khoan nói chuyện.

Phải để các em biết sự thật

Cận Tết Giáp Ngọ 2014, thông qua Báo Thanh Niên, ban giám hiệu nhà trường đã trao 200 bức thư của các học sinh để gửi ra đảo hỏi han, động viên các chiến sĩ.

Thầy Nguyễn Tấn Sĩ cho hay: “Mỗi dịp tết đến, chúng tôi đều có thư gửi ra đảo, đến với các chiến sĩ để học sinh luôn nhớ và tri ân họ. Các em cần biết được sự thật, về những gì đang diễn ra ở 2 quần đảo”.

Thầy Sĩ nói thêm: “Trước đây, có nhiều thầy cô vẫn nghĩ chúng ta còn đảo đóng quân ở Hoàng Sa, rồi Trường Sa là hoàn toàn của ta nhưng không phải”. Nhờ những giờ tìm hiểu về biển đảo mà nhận thức của chính các thầy cô cũng được nâng cao hơn.

“Bởi vì các em không biết, bám theo thầy cô để hỏi. Đã là thầy cô mà không biết thì rất mắc cỡ. Do vậy, bản thân giáo viên cũng phải tự tìm tòi để truyền đạt lại cho học sinh…”, thầy Sĩ nói.

Những bài học nhẹ nhàng, những thông tin nóng hổi về thời sự biển đảo ở trường Lý Tự Trọng hy vọng sẽ mãi lan ra cho mọi thế hệ kế tiếp.

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 8
Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 9Học sinh Lý Tự Trọng được các thầy cô giáo tổ chức các hoạt động ngoại khóa về tìm hiểu
chủ quyền biển đảo. Trong ảnh: tại triển lãm bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa vào tháng 8.2014
- Ảnh: Nhà trường cung cấp
 
Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 10Không những tìm hiểu về 2 quần đảo, học sinh còn thuyết trình về chiến tranh biên giới phía bắc 1979 - Ảnh: Nhà trường cung cấp
Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 11Hình ảnh một phần thân tàu CSB 2016 bị tàu TQ đâm thủng được học sinh lưu giữ lại - Ảnh: Nhà trường cung cấp
Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 12Một bức thư của học sinh Lý Tự Trọng gửi các chiến sĩ đảo Trường Sa - Ảnh: Hoàng Sơn
Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa - Kỳ 3: Trong trái tim học trò - ảnh 13Đại điện Báo Thanh Niên tại Quảng Nam nhận thư gửi ra đảo từ thầy giáo Nguyễn Tấn Sĩ (bên phải) - Ảnh: Hoàng Sơn
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.