Trong những ngày lang thang ở xứ phù tang, tôi được những người bạn Nhật Bản giới thiệu đến thăm làng cáo Zao Kitsune Mura, nơi mà chúng tôi thường gọi đùa là “làng hồ ly” duy nhất trên thế giới.
Sau gần một giờ đi xe từ thành phố trung tâm Sendai, thủ phủ của tỉnh Miyagi, chúng tôi đến làng cáo Zao Kitsune Mura, thật ra đây là một trang trại đặc biệt nằm ẩn mình sâu trong dãy núi Zao được ông bà Fumiko thành lập từ những năm 1990 của thế kỷ trước.
Cồn Phú Mỹ thuộc TT.Thanh Bình, Đồng Tháp là khóm cù lao trù phú được bao bọc bởi sông Tiền và sông Phú Mỹ. Bên kia là Chợ Mới, An Giang, bên này là TT.Thanh Bình, cách huyện lỵ cùng tên 2 km.
Tiếp chúng tôi ngay từ lối vào khu trại, bà Fumiko Santo đang ẵm một chú cáo lông vàng trên tay, bà vừa vuốt ve con hồ ly vàng vừa cho biết: “Hiện trang trại có khoảng 250 con cáo được thuần hóa, vào năm 1990, chồng tôi được một người bạn tặng 2 chú cáo non mà ông ấy bắt được từ khu vực ngập tuyết trên núi Zao, từ đó chúng tôi nuôi chúng như thú cưng trong nhà và lũ cáo dần sinh sôi nảy nở cho đến ngày nay”.
Làng Zao Kitsune Mura có diện tích 3.000 tsubo, tương đương 1 ha, đây là nơi duy nhất du khách có thể chạm tay vào những con cáo, bởi lẽ, cáo là loài vật khó thuần hóa bậc nhất vì chúng rất nhút nhát, sống trong tự nhiên thường chọn nơi hoang vắng và đặc biệt là có nhiều tuyết.
Cáo là loài động vật rất thích tuyết, vào mùa đông, chúng thường rất vui vẻ, cũng là lúc chúng đẹp nhất với bộ lông dày và chiếc đuôi đặc trưng của loài cáo. Còn vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao thì lông của chúng rụng đi và lông đuôi cũng trơ trụi.
Đưa chúng tôi vào thăm khu chăn thả cáo, bà chủ làng hồ ly cho biết thêm:
“Mỗi năm cáo đẻ một lứa từ 3 đến 8 con. Một năm “dân số” làng cáo Zao Kitsune Mura tăng khoảng 130 con. Vòng đời của 1 con cáo sống khoảng 14 năm, 1 con cáo sống trong tự nhiên cỡ 5 năm. Kinh phí để duy trì hoạt động của khu làng có một không hai này hoàn toàn do gia đình có được từ việc bán vé vào cổng hay bán các vật lưu niệm từ cáo”. Giá vé tham quan làng cáo là 1.000 yen (tương đương 200.000 đồng VN).
Theo bà chủ trang trại Fumiko Santo thì: “Thật ra cáo không phải là thú cưng, chúng là động vật hoang dã, gặp người là trốn mất biệt. Những con cáo ở đây đã sống gần gũi với con người gần 20 năm rồi, trải qua 2 đời được con người chăm sóc, cho ăn nên chúng rất dạn dĩ”.
Với tính cách chăm chỉ của người Nhật, với tình yêu thiên nhiên và các loài động vật hoang dã của ông bà Fumiko Santo, làng hồ ly đã ngày càng đông đúc. Ngoài loài cáo vàng thường gặp, ngày nay tại làng cáo Zao Kitsune Mura còn có nhiều cá thể cáo có màu sắc rất đặc biệt như cáo đen, cáo bạc… Đây thật sự đã trở thành nơi mà con người có thể chạm tay vào một loài động vật vốn dĩ rất nhút nhát khi sống trong tự nhiên.
Bình luận (0)