Khát mới uống!

11/07/2015 06:00 GMT+7

(TNTS) Lâu nay hẳn bạn luôn nghe được lời khuyên “đừng đợi đến khi khát mới uống” vì cơ thể bạn khi ấy đã chạm đến ngưỡng bị thiếu nước”.

(TNTS) Lâu nay hẳn bạn luôn nghe được lời khuyên “đừng đợi đến khi khát mới uống” vì cơ thể bạn khi ấy đã chạm đến ngưỡng bị thiếu nước”.

Khát mới uống!Ảnh: Shutterstock
Hậu quả của việc mất nước được nhấn mạnh khiến những người đổ mồ hôi nhiều lúc tập thể dục thể thao luôn kè kè chai nước bên cạnh. Nhưng hãy bình tĩnh bởi đã có nghiên cứu chỉ ra sự trái ngược !
Chúng ta thường lúng túng phân biệt giữa hai câu hỏi: việc thiếu nước dẫn đến những vấn đề sức khỏe nào và vấn đề nào có liên quan đến việc thiếu nước. Để trả lời 2 câu hỏi này thì mất rất nhiều thời gian và bài viết này chỉ tập trung vào câu chuyện thể thao. Đi thẳng vào vấn đề, bác sĩ James Winger (Đại học Loyola, Mỹ) khẳng định: “Chứng vọp bẻ và say nắng không liên quan gì đến việc mất nước. Bạn bị say nắng vì cơ thể bạn sản sinh ra quá nhiều nhiệt”.
Là một trong 17 chuyên gia tham gia nghiên cứu về việc mất nước ở các vận động viên, bác sĩ Winger giải thích: “Sự mất nước ở mức độ từ bình thường đến vừa phải là có thể chịu đựng được và gần như không ảnh hưởng đến các vận động viên khỏe mạnh. Một người chơi thể thao có thể mất 3% trọng lượng cơ thể trong ngưỡng an toàn vì mất nước khi tham gia một cuộc thi mà vẫn bảo đảm thành tích”.
Thời gian vừa rồi ở Mỹ có ít nhất 14 vận động viên chuyên nghiệp đã thiệt mang vì sụt giảm natri huyết (EAH) khi vận động - một rối loạn của chuyển hóa nước. Chính việc uống quá nhiều nước khi tập luyện đã dẫn đến tình trạng này, được giải thích như sau: thận không thể bài tiết được hết lượng nước dư thừa trong cơ thể nên lượng natri bị loãng, gây ra chứng phồng dộp của tế bào. Nếu ở mức độ nhẹ thì người bị EAH có triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, sưng còn nặng thì triệu chứng gồm nhầm lẫn trong suy nghĩ, co giật, hôn mê và tệ nhất là chết. Và đừng nghĩ rằng chỉ có những vận động viên các môn hạng nặng như đi bộ đường dài, chạy marathon mới mắc phải tình trạng EAH mà các hoạt động nhẹ nhàng như chơi bóng trên cỏ và yoga vẫn nằm trong tầm ngắm.
Vậy làm thế nào để uống nước đúng cách khi chơi thể thao? Bản hướng dẫn mới nhất về cách phòng tránh EAH vừa trên Tạp chí Y khoa thể thao của Mỹ chỉ tóm gọn 1 câu: hãy để cơ thể bạn mách bảo! Bác sĩ Winger cùng nhóm nghiên cứu của mình đã phản bác lại lời khuyên lâu nay rằng không nên đợi đến khi khát mới uống và cho rằng “uống nước khi không khát là một việc làm tiềm ẩn nhiều tác hại”.
Theo đó, cách tốt nhất đối với các vận động viên và người chơi thể thao là chỉ uống khi cảm thấy khát nước. “Sử dụng cơ chế khát bên trong cơ thể để điều chỉnh việc tiếp nhận nước từ bên ngoài là chiến lược khôn ngoan nhất để hạn chế uống nước quá nhiều và mắc chứng sụt giảm natri đồng thời cung cấp đủ chất lỏng để ngăn ngừa việc mất nước trầm trọng”, nhóm này kết luận.
Vì sao bạn cần nước ?
Nước là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất của cơ thể. Chúng ta có thể sống 6 tuần mà không cần ăn nhưng khó có thể tồn tại được hơn 1 tuần nếu thiếu nước. Nước giúp duy trì thể tích máu và điều tiết huyết áp. Nó còn giúp bôi trơn các khớp và các mô trong miệng, mắt, mũi. Nước giúp giữ nhiệt độ cơ thể ổn định ở mức 37OC và vận chuyển các chất dinh dưỡng và ô xy đến tế bào và thải ra khỏi những “phế phẩm”.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi hệ miễn dịch của chúng ta phụ thuộc vào chuyện uống nước vì cơ thể người trung bình là 75% nước, máu là 92% nước, xương là 22% nước và cơ là 75% nước.
Điều bạn nên luôn ghi nhớ trong đầu là không để thiếu nước nhưng cũng không nên rơi vào tình trạng thừa nước bằng suy nghĩ: Khi tập thể dục thì uống nước nếu khát còn lúc bình thường thì giữ cho môi đừng khô bằng cách lâu lâu hớp vài ngụm nước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.