Thứ nhất, sự tham gia của Anh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Tuyên bố chung đề cập đến “Úc cam kết hỗ trợ Anh triển khai các tàu tuần tra HMS Spey và HMS Tamar đến Indo-Pacific”. Điều này cho thấy ý chí mạnh mẽ của Anh trong việc liên quan an ninh ở Indo-Pacific và sự ủng hộ của Canberra đối với nỗ lực của London.
Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth vừa có chuyến đi đến khu vực Indo-Pacific |
reuters |
Thứ hai, tuyên bố chung chỉ ra sự hợp tác của Anh - Úc đối phó Trung Quốc. Giống các tuyên bố khác của các nước phương Tây gần đây, tuyên bố chung Anh - Úc lần này cũng yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách của họ ở Biển Đông, eo biển Đài Loan, Tân Cương, Hồng Kông. Đặc biệt, trong trường hợp của Hồng Kông, London và Canberra đã “kêu gọi Bắc Kinh hành động phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của mình, bao gồm cả những nghĩa vụ được đảm bảo theo Tuyên bố chung Trung - Anh”.
Thứ ba, sự hợp tác của Anh và Úc là một phần quan trọng trong sự hợp tác an ninh kiểu mạng lưới. Thời gian qua, Mỹ kêu gọi các đồng minh và đối tác chia sẻ gánh nặng an ninh ở khu vực này. Tuyên bố chung của hai bên cũng tập trung vào Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Úc và vị thế mới của Anh với tư cách là đối tác đối thoại chính thức của ASEAN… Tuyên bố còn đề cập các chủ đề liên quan thỏa thuận của “bộ tứ an ninh” (gồm Mỹ - Nhật - Úc - Ấn Độ) gần đây như hỗ trợ vắc xin Covid-19, các công nghệ quan trọng và mới nổi, và cơ sở hạ tầng.
Chính vì thế, tuyên bố chung ngày 21.1 của Anh và Úc chỉ ra rằng London sẽ can dự mạnh mẽ vào Ấn Độ - Thái Bình Dương như một đối trọng cân bằng chống lại Trung Quốc.
Cột mốc lớn sau chuyến viễn du đầu tiên của tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth |
Bình luận (0)