Khi bộ trưởng 'cũng phải ăn nước bẩn'

24/10/2019 04:52 GMT+7

“ Tôi cũng ăn nước bẩn mất 3 ngày . Họ đã không chú ý đến sức khỏe và lường hết các vấn đề tác hại có thể gây cho nhiều người. Có thể nói là hết sức vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết”, đó là ý kiến của Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà khi trả lời báo chí bên lề Quốc hội ngày 22.10 về sự cố ô nhiễm ở đầu nguồn Nhà máy nước sạch sông Đà.

Nhưng ý kiến trên khiến người ta không khỏi suy nghĩ: Đến bộ trưởng phụ trách môi trường mà còn bị như thế, thì người dân biết làm sao?
Xét về trách nhiệm, trong các vụ việc ô nhiễm nước như trên, rò rỉ thủy ngân trong vụ cháy Nhà máy Rạng Đông, hay ô nhiễm không khí đang khiến người dân ở cả TP.HCM lẫn Hà Nội đang bức xúc..., thì bản thân Bộ TN-MT không hoàn toàn vô can.
Cụ thể, Bộ TN-MT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường trên khắp cả nước, với hàng loạt cơ quan chuyên trách bên dưới bao hàm toàn bộ các vấn đề môi trường. Chính quyền các cấp ở địa phương có thể chịu trách nhiệm trực tiếp những vụ việc trên, nhưng Bộ TN-MT cũng phải có trách nhiệm giám sát, theo dõi để cảnh báo và đề xuất kịp thời các vấn đề.
Và thực tế, Bộ TN-MT cũng thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra đến tận các địa phương, doanh nghiệp để thực thi nhiệm vụ trên. Tuy nhiên, những đoàn kiểm tra, giám sát như thế đã làm việc hiệu quả đến đâu? Hay chủ yếu chỉ được biết đến qua những ồn ào như vụ bổ nhiệm ông Lương Duy Hanh - “Cục trưởng bị cách chức vì Formosa vẫn làm Phó đoàn kiểm tra Formosa”, hay vụ “Phó cục trưởng mất gần 400 triệu đồng khi đi thanh tra doanh nghiệp”... mà báo chí từng phản ánh?
Trong khi đó, dựa trên Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân mà Ủy ban T.Ư MTTQ VN gửi tới kỳ họp 8 của Quốc hội khóa XIV, như Thanh Niên đã trích dẫn thì: “Người dân đặc biệt bức xúc về ô nhiễm”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.