Đây là một cuộc triển khai mang tính biểu tượng nhằm thể hiện ý chí của Anh trong việc liên quan đến an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) bao gồm cả Biển Đông. Nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth gồm một tàu sân bay với máy bay chiến đấu tàng hình F-35, cùng nhiều tàu chiến hộ tống và có cả tàu ngầm hạt nhân...
Để triển khai một hạm đội lớn như vậy, Anh đã phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ. Và mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã công bố rằng 2 tàu chiến sẽ ở lại Thái Bình Dương để hoạt động thường trực. Điều này có nghĩa là Anh sẽ đóng vai trò quan trọng mới trongkhu vực.
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này. Do đó, đây là một hành động nhằm duy trì trật tự dựa trên quy tắc.
Ngoài ra, nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth có sự tham gia của chiến hạm Hà Lan và Mỹ chỉ ra rằng Washington có nhiều đồng minh cho các hoạt động trong khu vực. Hiện nay, cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng leo thang. Việc có nhiều đồng minh là một lợi thế lớn cho Washington dù Bắc Kinh ngày càng hùng mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhìn lại quá khứ, khi càng chiếm ưu thế về số lượng đồng minh, Mỹ càng có nhiều khả năng giành thắng lợi trước Trung Quốc.
Bình luận (0)