Sáng 30.10 tại NXB Trẻ đã có buổi giao lưu và ra mắt sách Hạnh phúc không mọc trên cây của tiến sĩ Trần Hữu Đức. Tại đây, ông đã có lời chia sẻ về tác phẩm mới và các phương cách chữa lành những vết thương tâm hồn.
Theo tác giả Trần Hữu Đức, quyển sách Hạnh phúc không mọc trên cây được ông viết trong vòng 10 năm. Trong ngần ấy thời gian, các chất liệu được khai thác từ những gì diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày, chính vì vậy tạo nên cảm giác rất đời và thật khi đọc tác phẩm này.
Tác giả Hạnh phúc không mọc trên cây, TS Trần Hữu Đức |
Quang cảnh buổi giao lưu ra mắt sách tại NXB Trẻ |
Bìa tác phẩm mới Hạnh phúc không mọc trên cây do NXB Trẻ ấn hành |
anh hào |
Tác giả cũng cho biết thêm, chính ông cũng là người lắng nghe những câu chuyện mà nhân vật bị tổn thương tâm lý kể lại, sau đó ông gợi ý những thông điệp để giúp họ cải thiện, cuối cùng là chứng kiến những thay đổi của họ và phản hồi kết quả. Và rồi từ những phản hồi ấy chính là chất liệu để giúp ông tiếp tục điều chỉnh phương pháp trị liệu bằng tham vấn hợp lý và hiệu quả hơn., được ông tổng hợp và đưa vào trong cuốn sách để ra mắt với bạn đọc hôm nay.
Làm sao sống một mình vẫn không cô đơn?
Thông qua câu chuyện và cảm ngộ của một người đang đi tìm hạnh phúc, tác giả chuyển tải tinh thần Phật giáo và khơi gợi người đọc tự tìm về chính mình, thấu hiểu cái “khổ” mình đang gặp phải, từ đó nhẹ nhàng trị liệu tâm lý. Mỗi khơi gợi trong sách đều có phần đúc kết, liên hệ, xen kẽ đó là những bài thực hành thiền, bài thư giãn, trắc nghiệm tâm lý nhỏ…
Tác giả Trần Hữu Đức cũng nói rằng, sức khỏe tinh thần là “một biến số chiến lược” để cải thiện năng suất lao động. Đối tượng mà ông đưa ví dụ đó chính là những bạn trẻ. Những bạn trẻ đi làm phải vui, vì các bạn là đối tượng dễ bị trầm cảm và căng thẳng nhất. Khi họ bị áp lực thì sẽ thay đổi công việc rất nhanh. Mặt khác, doanh nghiệp lại cần người lao động có đủ độ chín muồi và quen với tay nghề.
Tác giả Trần Hữu Đức cũng đã nói rằng, sức khỏe tinh thần là “một biến số chiến lược” để cải thiện năng suất lao động |
Độc giả đặt câu hỏi trong buổi giao lưu |
Hoa hậu Ruby Anh Phạm tặng hoa chúc mừng TS Trần Hữu Đức |
NXB TRẺ |
Bên cạnh đó, ông cũng giải thích thêm về dòng chữ được in trên background trong buổi ra mắt sách, đó là: “Ai bảo căng thẳng là xấu? Sức khỏe tâm lý trong nhịp sống công sở hiện đại”: “Chúng ta không nên nói không với căng thẳng, đó là sai lầm, bạn sẽ tụt hậu ngay và luôn. Nên thay đổi quan điểm rằng là ai có khả năng chịu được căng thẳng tốt hơn thì người đó vẫn được quyền thành công và hạnh phúc. Còn nếu như không thì các bạn sẽ trả giá, các bạn được quyền thành công nhưng bất hạnh nếu các bạn không đủ phương pháp hoặc độ kiên trì để rèn luyện cho cơ thể của mình có sức chịu đựng một hàm lượng stress cao. Cho nên đừng xem stress là xấu, đó là thách thức và cơ hội”, ông nói .
“Làm sao sống một mình vẫn không cô đơn?”. Nhìn vào thực tế hiện tại, ông cho rằng, chúng ta cần phải có sự kết nối với nhau trong cuộc sống để không còn cô đơn và phải vực dậy tinh thần.
Đã có nhiều người nghe câu “hạnh phúc là con đường, không phải đích đến” thì ở sách, tác giả Trần Hữu Đức đưa ra quan điểm khác: "Hạnh phúc là một dạng kỹ năng, có thể rèn luyện và bồi đắp. Quan điểm này thắp lên hy vọng cho tất cả mọi người, bởi như vậy có nghĩa rằng chúng ta, bất kể đang ở vị trí và hoàn cảnh nào, vẫn có thể khả năng chạm vào hạnh phúc".
Hạnh phúc không mọc trên cây và hạnh phúc của mỗi người cũng không có cùng một hình hài. Nếu xem hạnh phúc là “quả mọc trên cây” chẳng khác nào tự ràng buộc mình rằng phải đạt đến những điều kiện về tiền tài, danh vọng, gia đình, con cái, sức khỏe, sắc đẹp… thì mới được hạnh phúc. Cuộc đời nhiều thăng trầm như vậy khó có hạnh phúc thật.
Sách phối hợp khéo léo giữa cách kể chuyện - những đoạn đối thoại giữa nhân vật chính và vị thiền sư - để dẫn dắt người đọc suy ngẫm về từng chủ đề; đồng thời sách có bố cục sáng rõ và những đoạn đúc rút, những bài tập cụ thể như một cẩm nang kỹ năng tiện dùng.
Sách phối hợp khéo léo giữa cách kể chuyện - những đoạn đối thoại giữa nhân vật chính và vị thiền sư - để dẫn dắt người đọc suy ngẫm về từng chủ đề |
TS Trần Hữu Đức ký tặng độc giả tại buổi giao lưu |
NXB TRẺ |
“Cảm ơn anh Trần Hữu Đức đã dùng rất nhiều thời gian và tâm huyết của mình, cắt giảm từ thời gian dùng cho tư vấn và giảng dạy của anh vốn đã rất dày đặc, để cho ra đời quyển sách này. 'Kho thuốc sách' cho người Việt Nam vừa được bổ sung một vị thuốc mạnh. Cho những ai đi tìm hạnh phúc và cảm thấy bế tắc, đây sẽ là một hành trình thật đáng trông chờ vì bạn sẽ được một nhà tâm lý đầy kinh nghiệm đồng hành. Và, đặc biệt là nếu bạn vốn giỏi giang, đầy bản lĩnh, thành công, nhưng đời bạn vừa gặp một sự kiện chấn động đến nỗi những gì bạn đang có đều có nguy cơ sụp đổ về không… thì quyển sách này như thể được viết dành riêng cho bạn”, TS, BS, Ths Tâm lý Lâm sàng Vũ Phi Yên trong lời về giới thiệu sách nhấn mạnh.
Vài nét chân dung tác giả Trần Hữu Đức:
- Tiến sĩ Quản trị Giáo dục, Ifugao State University.
- Chuyên viên tham vấn và trị liệu tâm lý.
- Đồng sáng lập Công ty Đào tạo và Tư vấn Quản trị Nguồn nhân lực BCC, và Công ty Đào tạo và Tham vấn Kỹ năng sống Better Living.
Ông có kinh nghiệm 29 năm cung cấp giải pháp quản trị nguồn nhân lực, 10 năm đào tạo, tham vấn kỹ năng sống.
“Ai cũng cho rằng sống là để mưu cầu hạnh phúc, và không khéo, đây lại là căn nguyên của sự bất hạnh trong cõi đời này. Hạnh phúc không phải là đích đến, hạnh phúc cũng chẳng phải cái để đi tìm. Hạnh phúc không mọc trên cây. Sinh ra là đã có hạnh phúc, chính quá trình lớn lên làm cho ta bất hạnh. Học hành làm cho ta ngộ nhận. Quảng cáo làm cho ta lạc đường. Giống như gió làm cho biển dậy sóng. Gió lặng thì biển trở về thành nước, trong veo, hiền hòa. Cũng nước ấy khi gió bão sẽ là sóng cao gầm thét, có thể nhấn chìm mọi thứ!. Hạnh phúc ví như nước, bất hạnh ví như sóng. Sóng chính là nước bị gió bão làm biến dạng. Bất hạnh chính là biến dạng của hạnh phúc. Hạnh phúc đã nằm trong cái bất hạnh của ta rồi!. Có mất bao giờ đâu mà đi tìm!?. Vì đề bài toán đã sai, nên càng cố giải bài toán ta càng sai!. Và vì thế mà cuộc sống này vẫn còn quá ít những người thật sự hạnh phúc”.
Trích từ sách Hạnh phúc không mọc trên cây của tác giả Trần Hữu Đức, NXB Trẻ vừa ấn hành.
Bình luận