Không chăm sóc cha, mẹ người đã ly hôn là hành vi bạo lực gia đình?

14/06/2022 17:37 GMT+7

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), cho rằng luật Phòng, chống bạo lực gia đình có quá nhiều hành vi cấm bất hợp lý, khi đưa vào cuộc sống chắc chắn không thể thực hiện được.

Chiều 14.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường, cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo dự thảo, luật này quy định các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình…

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)
gia hân
Quốc Hội xôn xao vì tranh luận: "Bắt buộc chăm sóc cha mẹ, anh chị em ruột người đã ly hôn?"

Trong đó, bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục đối với thành viên khác trong gia đình.

Luật cũng đưa ra các hành vi bạo lực gia đình như: hành hạ, ngược đãi đánh đập. Trong đó có hành vi: “bỏ mặc không quan tâm, không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ”. Đáng chú ý, quy định này áp dụng với cả người đã ly hôn.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, quy định này chắc chắn không phù hợp. “Vợ chồng ly hôn rồi lại bắt buộc phải chăm sóc cha mẹ, anh, chị, em ruột người đã ly hôn là rất không hợp lý. Đã ly hôn rồi mà bắt buộc gì mà kỳ cục vậy”, đại biểu Hòa nói.

Một vấn đề khác là quy định ở cơ sở phải có trại tạm giữ cho người bạo lực cũng không thực tế. “Nếu đẻ ra cơ sở này thì không khéo ở xã có trại tạm giữ cho người bạo lực. Theo tôi, nếu người bạo lực có mức án hình sự thì công an xã họ bắt giữ, còn chưa đến mức vi phạm bạo lực thì công an xã mời về trụ sở tạm giữ theo quy định. Sau đó giáo dục rồi cho gia đình bảo lãnh cho về. Còn quy định có nơi tạm giữ ở cơ sở thì không hợp lý, không khéo vi phạm nhân quyền”, đại biểu đoàn Đồng Tháp lưu ý.

Đối với quy định, hàng năm chủ tịch UBND các cấp phải tổ chức đối thoại với người bị bạo lực và người bạo lực theo đại biểu Hòa cũng không khả thi. Việc này chỉ nên giao cho chủ tịch cấp xã.

Về quy định bạo lực gia đình có cả hành vi cưỡng ép nghe âm thanh, đại biểu Hòa bày tỏ quan điểm: “Đài phát thanh có giờ có giấc, còn đài phát thanh gia đình thì không giờ không giấc, thậm chí nữa đêm cũng phát thanh. Tôi nghĩ đưa vào như vậy, khi thực hiện có phải hành vi bạo lực tinh thần về mặt gia đình không. Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.