Các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh bình đẳng, chấm dứt tình trạng xin xỏ, cơ chế riêng... là ý kiến của bạn đọc sau khi đọc bài Hội chứng 'xin' ưu đãi trên Thanh Niên ngày 4.9.
Phải áp mức thuế suất thật cao
Với tài nguyên quốc gia nếu cho phép xuất khẩu thì phải áp mức thuế suất cao, nhằm bảo đảm quyền lợi của đất nước và toàn dân, chứ không thể chỉ phục vụ cho lợi ích cục bộ của doanh nghiệp. Không riêng gì tài nguyên khoáng sản, hoạt động kinh tế của mọi thành phần trong xã hội phải theo luật đã ban hành, không thể có chuyện xin “cơ chế riêng”, “đặc thù”... để phục vụ cho lợi ích nhóm, trốn tránh nghĩa vụ đối với đất nước và nhân dân.
Trang
(ptthuytrang.k6.qtdn@gmail.com)
Quá vô lý
Với cách làm này chỉ thời gian ngắn nữa than sẽ hết. Đất nước mai sau còn gì khi tất cả các loại khoáng sản tiếp tục được xuất đi. Các thế hệ con cháu sẽ lại phải nhập các loại khoáng sản với cái giá mà không ai lường trước được.
Hải Hà
(cucquygl@gmail.com)
Vòi vĩnh, ỷ lại
Với lợi thế doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn cứ liên tục “vòi vĩnh” chính sách ưu đãi như vậy thì làm sao nỗ lực vượt lên khó khăn chung hiện nay. Trong khi các thành phần kinh tế khác đang phải cầm cự, chống chọi với tình trạng suy thoái kinh tế, thì một nhóm các tập đoàn như Vinacomin, PVN, EVN... lại liên tục xin ưu đãi đủ thứ. Vậy mà cũng được “duyệt” hết. Tại sao?
V.Tính
(v.tnhv@yahoo.com)
Thiên Long |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Vẫn còn cơ chế xin - cho
>> Vật vờ nghiên cứu khoa học - Kỳ 4: Phải chấm dứt cơ chế xin - cho
>> Xin - cho
>> Tạo đất cho cơ chế xin - cho
>> Hành chính vẫn nặng xin – cho
>> Phá bỏ cơ chế xin - cho tinh thần
>> Sắp bỏ cơ chế xin - cho tài nguyên viễn thông
>> Cơ chế giá xăng dầu còn nặng tính xin - cho
Bình luận (0)